Đăng Nhập
Latest topics
» Phần mềm Matlab 5.0by la_phung_tien Fri Jan 04, 2013 12:31 am
» miss Học viện
by hoanghacuonchay Thu Aug 18, 2011 2:54 am
» Xe đẩy, Tư vấn chọn mua xe đẩy hàng, bánh xe đẩy
by vietbabylon Wed Aug 17, 2011 1:19 am
» Cửa cuốn austdoor - cửa cuốn - giá cửa cuốn
by vietbabylon Mon Aug 15, 2011 9:06 pm
» XE ĐẨY, xe day, xe day hang chính hãng
by vietbabylon Wed Aug 10, 2011 10:49 am
» XE ĐẨY, xe day, xe day hang chính hãng
by vietbabylon Mon Aug 08, 2011 11:20 pm
» Bình nóng lạnh ARISTON, binh nuoc nong ARISTON
by vietbabylon Sat Aug 06, 2011 12:20 am
» Sản phẩm Bình nước nóng bình nóng lạnh chính hãng
by vietbabylon Tue Aug 02, 2011 5:26 pm
» Babylon cung cấp xe đẩy hàng, máy điều hòa
by vietbabylon Wed Jul 20, 2011 3:18 pm
» Xe đẩy hàng - xe day hang - babylon
by vietbabylon Wed Jun 15, 2011 4:45 pm
Tìm kiếm
Thống Kê
Hiện có 4 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 4 Khách viếng thăm Không
Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 101 người, vào ngày Tue Oct 15, 2024 12:32 pm
Keywords
Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
+3
(~,,~)tonghua(~..~)
vnstar
Balance
7 posters
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
Đây là những bài mình trích dẫn từ nhiều nguồn trên Internet.
1. Bức ảnh làm cả thế giới bàng hoàng
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng
khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía
trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con
chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.
Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra
với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi
hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.
Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm
việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của
Mail&Gaurdian.
Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh
báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất
năm 1993.
2. Bức ảnh thay đổi cái nhìn về chiến tranh
Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom Napalm Mỹ - một
trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của
tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời
cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó
một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy Napalm vào
chính binh lính của mình và dân thường.
Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam”
Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường
Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về
cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom Napalm, được chứng kiến không chỉ
có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục
phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.
Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe
Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này
là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía
bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà.
Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…
Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào
đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét
lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi!
Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu
ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.
Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,
lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại
và đưa em vào bệnh viện cấp cứu
Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện
Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký
giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động
đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình -
phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh
tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến
nó!”.
Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay
Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi
hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem
hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại
coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được
đâu!”.
Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó
là nạn nhân bom Napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst
Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi
cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày
phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.
Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là
chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ
New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn,
cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới
toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là
“number one” (số 1) rồi!”.
Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều
nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào
ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình.
Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của
nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!
Thêm tý:
Nick Út và Kim Phúc gặp nhau tại Cuba năm 1989
1. Bức ảnh làm cả thế giới bàng hoàng
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 669x446. |
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng
khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía
trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1km. Con
chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt.
Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra
với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi
hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát.
Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm
việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của
Mail&Gaurdian.
Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh
báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất
năm 1993.
2. Bức ảnh thay đổi cái nhìn về chiến tranh
Bức ảnh chụp cô bé Kim Phúc trần truồng chạy trốn bom Napalm Mỹ - một
trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất thế giới qua mọi thời đại của
tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí thời sự tiêu biểu nhất trong đời
cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
Nick Ut chụp Phan Thị Kim Phúc lên 9 tuổi vào tháng 6 năm 1972, lúc đó
một máy bay của quân đội Nam Việt Nam đã ném nhầm bom cháy Napalm vào
chính binh lính của mình và dân thường.
Bức ảnh do Nick Ut phóng viên của AP chụp được “đã cảnh tỉnh nước Mỹ về sự khủng khiếp của chiến tranh Việt Nam”
Thật ra những sự kiện xảy ra vào buổi trưa 8-6-1972 ở chiến trường
Trảng Bàng, Tây Ninh để đưa ra công luận bức ảnh chấn động thế giới về
cô bé Kim Phúc trần trụi bị phỏng bom Napalm, được chứng kiến không chỉ
có mình Nick Út. Những tấm ảnh chụp khác của anh cho thấy có hàng chục
phóng viên và cameraman đang lia ống kính chỉ vài giây trước đó.
Trong chuyến trở về VN nhân dịp đại lễ 30-4 năm nay, chúng tôi đã nghe
Nick Út kể lại khoảnh khắc đó: “Điều quan trọng nhất trong bức ảnh này
là khi tôi giơ máy ảnh lên thì tất cả mọi người đang chạy vội về phía
bà ngoại Kim Phúc với đứa trẻ hấp hối, ngáp lần cuối cùng trên tay bà.
Phía sau cũng có một người đàn ông ôm xác một đứa trẻ giống như thế…
Có lẽ tất cả phim của nhiều phóng viên chiến trường đã “nướng” hết vào
đó rồi. Còn tôi, khi ấy chạy vào phía trong, nghe tiếng Kim Phúc hét
lên với người anh mình, tiếng thét như xé lòng: “Nóng, nóng quá anh ơi!
Em khát nước, em chết!”. Sau tiếng thét khủng khiếp của cô bé nhỏ xíu
ấy, tôi đã đưa máy lên và bấm”.
Sau khi chụp xong bức ảnh này, Nick Út bỏ máy ảnh xuống lộ,
lấy nước dội vết bỏng, lấy áo mưa trùm người Kim Phúc lại
và đưa em vào bệnh viện cấp cứu
Nick Út kể tiếp: “Sau khi chụp bức ảnh, tôi đưa Kim Phúc về Bệnh viện
Củ Chi, gửi Kim Phúc với lời nhắc đi nhắc lại cùng bác sĩ: “Tôi là ký
giả, bằng mọi giá các anh phải cứu sống cháu bé này”. Lên xe, hành động
đầu tiên của tôi là chắp tay lại và khấn người anh ruột của mình -
phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ - rằng: Em đã chụp được bức ảnh
tàn khốc về chiến tranh. Hãy cho em cơ hội để cả thế giới biết đến
nó!”.
Tại trụ sở văn phòng Hãng AP tại Sài Gòn, nhận tám cuộn phim từ tay
Nick Út là một nhân viên phòng tối người Nhật. Anh chờ đợi trong sự hồi
hộp bồn chồn. Út nghe anh chàng người Nhật thảng thốt kêu lên khi đem
hình ra: “Ô, cô bé này ở truồng!”. Một đồng nghiệp người Mỹ bước lại
coi rồi phán: “Hình cô bé trần truồng này phải bỏ ngay, không xài được
đâu!”.
Anh rất bức xúc và gân cổ giải thích với đồng nghiệp người Mỹ rằng đó
là nạn nhân bom Napalm, là nạn nhân của chiến tranh... Chốc sau Horst
Faas - trưởng văn phòng đại diện AP - về tới, ông gọi Nick Út vào, hỏi
cặn kẽ, coi từng tấm phim rồi ra lệnh cho anh chàng thuộc cấp: “Mày
phải gửi ngay tấm ảnh này về tổng hành dinh trong vòng năm phút!”.
Horst mắt vẫn không rời bức ảnh và lầm bầm: “Gửi ngay, gửi ngay, đây là
chiến tranh chứ không phải khiêu dâm!”. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, từ
New York - tổng hành dinh của Hãng tin AP - đã điện thoại sang Sài Gòn,
cú điện thoại làm thay đổi cuộc đời của một phóng viên chiến trường mới
toanh: “Út ơi, mày nổi tiếng trên toàn thế giới rồi!”, “Út ơi, mày là
“number one” (số 1) rồi!”.
Bức ảnh được phát đi, nước Mỹ xuống đường, báo chí Nhật Bản và nhiều
nước khác phóng to bằng hình thật ngay trước tòa soạn báo của họ. Vào
ngày hôm sau tại Washington, hàng mấy ngàn người xuống đường biểu tình.
Chiến tranh VN do Mỹ khởi xướng đã phô bày những tội ác khủng khiếp của
nó chỉ qua một tấm ảnh của Nick Út!
Thêm tý:
Nick Út và Kim Phúc gặp nhau tại Cuba năm 1989
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
Bức ảnh thay nghìn lời nói về chiến tranh tại Việt nam
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự
kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy
vinh quang của mình.
Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.
Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành
quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường
phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc
Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này
đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy
thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
Câu chuyện của tấm ảnh
(trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)
Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc **ng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang,
cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc
trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang
đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan
quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ
thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào
thái dương của người tù này.
Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà
nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của
hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc
chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại
sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của
Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu
trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley.
Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn
còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự
dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2
tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần
đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của
viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra
tiếng kêu cuối cùng.
Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua
chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin
vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết
người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó
dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã
chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng,
hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội
quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.
Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác
định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người
ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng
nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn
ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại
sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng
giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã
thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu
cho cái chết trong cảnh lao tù.
Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ
Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người
Tướng cảnh sát Chính quyền Sài gòn Nguyễn Ngọc Loan
Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những
thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ
rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích
lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải
là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn
ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta
chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào
mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong
tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.
Tướng Loan sau này
Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim
truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta
có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong
cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối
của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện
Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1
cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã
củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong
cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt
chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để
nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.
Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở
một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật
vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố
Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ
nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên
tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !".
Sự day dứt của tác giả tấm hình
Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc :
"Genaral ...tears are in my eyes ..." .
Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .
Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn
"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn
vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận
lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người
lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi.
Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới.
Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói
láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân
nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người
ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời
điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một
người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".
Chú ý: Hãng phim Giải Phóng dựa trên tấm ảnh này làm một bộ phim có tiêu đề Từ một tấm ảnh.
Nội dung phim:
Chuyện xảy ra vào năm Mậu Thân - 1968, một chiến sĩ Cách mạng bị đem ra
xử tử ngay trên đường phố Sài Gòn. Lúc đầu, người ta cho rằng người
chiến sĩ bị ấy là đồng chí Bảy Lốp nhưng sau này, có nguồn tin cho rằng
người chiến sĩ ấy không phải là Bảy Lốp mà là Bảy Nà.
Phim muốn chuyển tải đến người xem thông điệp rằng dù chiến sĩ ấy là ai
đi chăng nữa đều cũng là những chiến sĩ hy sinh vì Cách mạng mà đặc
biệt là những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.
Qua đó ca ngợi lòng dũng cảm, gan dạ sẵn sàng hy sinh của những chiến
sĩ Biệt động Sài Gòn nói riêng và Cách mạng nói chung trong công cuộc
đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Download:
Code:
http://www.megaupload.com/?d=6ND6J6VN
http://www.megaupload.com/?d=REKKXLG0
http://www.megaupload.com/?d=NQKRMRHR
Hoặc các bạn có thể vào đây để tìm hiểu thên về bức ảnh và những con người liên quan đến nó:
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_C%C3%B4ng_N%C3%A0
and
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...4%83n_L%C3%A9m
and
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...E1%BB%8Dc_Loan
--------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Có những con người mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục
Đó là câu nói của ông Fidel Castro khi nói về Che Guevara - người anh
hùng giải phóng dân tộc của châu Mỹ la tinh - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia
Alberto Korda (1929-2001) chụp Che Guevara tháng 3 năm 1960, đúng vào
dịp lễ tưởng niệm những người thuỷ thủ Bỉ trên con tàu định mệnh chuyên
chở vũ khí vào CuBa đã bị những lực lượng phản cách mạng đánh đắm. Ông
đứng trên lễ đài và trong "khoảnh khắc quyết định", hình ảnh này qua
ống kính "lọt vào trái tim" của Korda, và ông đã bấm máy.
Hình ảnh của Che Guevara đã biểu tượng cho khí phách, sự hiện ngang,
mạnh mẽ, sống có lý tưởng và chiến đấu vì chân lý của nhiều thế hệ trẻ
cho đến ngày nay.
Đây cũng là hình ảnh được sao chụp, có nhiều biến thể nhất và được in trên nhiều chất liệu nhất trên thế giới này.
Đây lại là một bức ảnh khác:Bức ảnh làm Che Guevera sống mãi
Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi
chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định
cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết.
Nhưng đã là một huyền thoại thì những cố gắng sát hại lại tạo nên sự
bất diệt. Bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che
lại càng sống hơn bao giờ.
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự
kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy
vinh quang của mình.
Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.
Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành
quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường
phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc
Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này
đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy
thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
Câu chuyện của tấm ảnh
(trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)
Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc **ng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang,
cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc
trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang
đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan
quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ
thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào
thái dương của người tù này.
Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà
nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của
hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc
chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại
sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của
Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu
trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley.
Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn
còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự
dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2
tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần
đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của
viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra
tiếng kêu cuối cùng.
Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua
chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin
vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết
người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó
dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã
chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng,
hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội
quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.
Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác
định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người
ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng
nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn
ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại
sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng
giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã
thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu
cho cái chết trong cảnh lao tù.
Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ
Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người
Tướng cảnh sát Chính quyền Sài gòn Nguyễn Ngọc Loan
Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những
thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ
rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích
lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải
là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn
ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta
chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào
mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong
tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”.
Tướng Loan sau này
Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim
truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta
có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong
cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối
của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện
Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1
cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã
củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong
cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt
chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để
nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.
Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở
một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật
vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố
Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ
nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên
tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !".
Sự day dứt của tác giả tấm hình
Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc :
"Genaral ...tears are in my eyes ..." .
Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .
Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn
"Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn
vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận
lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người
lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi.
Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới.
Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói
láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân
nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người
ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời
điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một
người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".
Chú ý: Hãng phim Giải Phóng dựa trên tấm ảnh này làm một bộ phim có tiêu đề Từ một tấm ảnh.
Nội dung phim:
Chuyện xảy ra vào năm Mậu Thân - 1968, một chiến sĩ Cách mạng bị đem ra
xử tử ngay trên đường phố Sài Gòn. Lúc đầu, người ta cho rằng người
chiến sĩ bị ấy là đồng chí Bảy Lốp nhưng sau này, có nguồn tin cho rằng
người chiến sĩ ấy không phải là Bảy Lốp mà là Bảy Nà.
Phim muốn chuyển tải đến người xem thông điệp rằng dù chiến sĩ ấy là ai
đi chăng nữa đều cũng là những chiến sĩ hy sinh vì Cách mạng mà đặc
biệt là những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn.
Qua đó ca ngợi lòng dũng cảm, gan dạ sẵn sàng hy sinh của những chiến
sĩ Biệt động Sài Gòn nói riêng và Cách mạng nói chung trong công cuộc
đấu tranh chống Mỹ cứu nước.
Download:
Code:
http://www.megaupload.com/?d=6ND6J6VN
http://www.megaupload.com/?d=REKKXLG0
http://www.megaupload.com/?d=NQKRMRHR
Hoặc các bạn có thể vào đây để tìm hiểu thên về bức ảnh và những con người liên quan đến nó:
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_C%C3%B4ng_N%C3%A0
and
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...4%83n_L%C3%A9m
and
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...E1%BB%8Dc_Loan
--------------------------------------------------------------------------------------------------
4. Có những con người mà chính kẻ thù cũng phải khâm phục
Đó là câu nói của ông Fidel Castro khi nói về Che Guevara - người anh
hùng giải phóng dân tộc của châu Mỹ la tinh - Bức ảnh do nhiếp ảnh gia
Alberto Korda (1929-2001) chụp Che Guevara tháng 3 năm 1960, đúng vào
dịp lễ tưởng niệm những người thuỷ thủ Bỉ trên con tàu định mệnh chuyên
chở vũ khí vào CuBa đã bị những lực lượng phản cách mạng đánh đắm. Ông
đứng trên lễ đài và trong "khoảnh khắc quyết định", hình ảnh này qua
ống kính "lọt vào trái tim" của Korda, và ông đã bấm máy.
Hình ảnh của Che Guevara đã biểu tượng cho khí phách, sự hiện ngang,
mạnh mẽ, sống có lý tưởng và chiến đấu vì chân lý của nhiều thế hệ trẻ
cho đến ngày nay.
Đây cũng là hình ảnh được sao chụp, có nhiều biến thể nhất và được in trên nhiều chất liệu nhất trên thế giới này.
Đây lại là một bức ảnh khác:Bức ảnh làm Che Guevera sống mãi
Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi
chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định
cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết.
Nhưng đã là một huyền thoại thì những cố gắng sát hại lại tạo nên sự
bất diệt. Bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che
lại càng sống hơn bao giờ.
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
5. Hãy cứu tôi (29/04/1945)
Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhiếp ảnh gia Eugene Smit
(1918 - 1978). Bức ảnh được chụp trong thời kỳ 1942-1945 khi ông đưa
tin về cuộc chiến ở khu vực Đại Tây Dương. Tác phẩm chụp một thương
binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên
xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !!!
6. Bộ mặt chiến tranh
"Xác người trong ngày đầu tiên của trận chiến, Gettysburg, Pennsylvania", Mathew Brady, 1863
Những xác người, bầu trời xám xịt... những bức ảnh đầu tiên về chiến
tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đã mất
tất cả, tiền bạc, gia đình... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng
gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của
cuộc nội chiến Mỹ.
7. Cái chết của một người lính Iraq /Ken Jarecke
Chúng tôi đi từ phía Tây Iraq, từ Nasiriya về phía Basra, Đến đường cao
tốc số 8 và bắt đầu đi về phía Nam, tới thành phố Kuwait. Hình ảnh
người lính Iraq là hình ảnh vô tình tôi chợt nhìn thấy trên đường đi:
một chiếc xe tải, giữa đường cao tốc hai làn xe. Tôi chỉ biết chắc là
anh ta đã nỗ lực những phút giây cuối cùng trong cuộc đời, để được
sống, và biết rằng cuộc đời đáng để anh ta sống. Khi phim được tráng và
đến văn phòng của AP ở New York, họ in và cho mọi người xem, nhưng rồi
họ rút lại. Họ cho rằng nó quá nhạy cảm, quá khủng khiếp ngay cả cho
biên tập viên các tờ báo để xem, chứ đừng nói đến việc AP cho họ quyền
được đăng lại không. Vì vậy, hầu như bức hình này không xuất hiện ở Mỹ.
Ở Anh, tờ London Observer đã đăng bức hình này đầu tiên.
Đây là một trong những tác phẩm xuất sắc của nhiếp ảnh gia Eugene Smit
(1918 - 1978). Bức ảnh được chụp trong thời kỳ 1942-1945 khi ông đưa
tin về cuộc chiến ở khu vực Đại Tây Dương. Tác phẩm chụp một thương
binh bị bỏ lại trên chiến trường Okinawa, xen lẫn giữa những tiếng rên
xiết vì đau đớn là những lời nguyện cầu mong được sống: Hãy cứu tôi !!!
6. Bộ mặt chiến tranh
"Xác người trong ngày đầu tiên của trận chiến, Gettysburg, Pennsylvania", Mathew Brady, 1863
Những xác người, bầu trời xám xịt... những bức ảnh đầu tiên về chiến
tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đã mất
tất cả, tiền bạc, gia đình... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng
gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của
cuộc nội chiến Mỹ.
7. Cái chết của một người lính Iraq /Ken Jarecke
Chúng tôi đi từ phía Tây Iraq, từ Nasiriya về phía Basra, Đến đường cao
tốc số 8 và bắt đầu đi về phía Nam, tới thành phố Kuwait. Hình ảnh
người lính Iraq là hình ảnh vô tình tôi chợt nhìn thấy trên đường đi:
một chiếc xe tải, giữa đường cao tốc hai làn xe. Tôi chỉ biết chắc là
anh ta đã nỗ lực những phút giây cuối cùng trong cuộc đời, để được
sống, và biết rằng cuộc đời đáng để anh ta sống. Khi phim được tráng và
đến văn phòng của AP ở New York, họ in và cho mọi người xem, nhưng rồi
họ rút lại. Họ cho rằng nó quá nhạy cảm, quá khủng khiếp ngay cả cho
biên tập viên các tờ báo để xem, chứ đừng nói đến việc AP cho họ quyền
được đăng lại không. Vì vậy, hầu như bức hình này không xuất hiện ở Mỹ.
Ở Anh, tờ London Observer đã đăng bức hình này đầu tiên.
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
8. GIẢI THƯỞNG NĂM 1989 - Charlie Cole
Charlie Cole kể lại câu chuyện ông đã chụp được tấm hình đầy kịch tính hồi năm 1989.
Đó là hình chụp một người biểu tình đương đầu với một dãy xe tăng của
Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ở Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh,
trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ.
Không ai biết điều gì đã xảy ra đối với ‘người đàn ông xách túi đồ’ sau
khi ông này bị cảnh sát mật Trung Quốc lôi đi, nhưng sự kiện đã dấy lên
sự phản đối quốc tế mãnh liệt.
------------------------------------------------------------------------------------
Và dưới đây là câu chuyện kể của Charlie Cole
Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, tôi được gửi
đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng nhiều
lên.
Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước.
Vài ngày sau khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai
đoạn đỉnh điểm. Từng đám người biểu tình và các hoạt động giảm xuống
tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu quay trở về văn
phòng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng Á châu.
Newsweek bảo tôi cứ ở lại.
Buổi chiều tối ngày Ba tháng Sáu, sau một ngày đương đầu căng thẳng
giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây
trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào
ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn.
Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình.
Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán
lên một số người biểu tình. Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình
trạng bạo lực.
Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe.
Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét.
Đứng cạnh những chiếc xe đang bốc cháy, tôi nhìn xuống đại lộ và qua
ngọn lửa màu vàng, tôi đã thấy binh lính lên đạn các khẩu AK-47.
Cảnh sát mật
Tôi nhìn quanh, định tìm chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể
trú ẩn được là đi ngược lên Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc
Kinh.
Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường.
Mọi người hoảng loạn khi bị bắn.
Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được.
Tôi nhình quanh và phát hiện ra là chỉ có một nơi duy nhất có thể chụp
hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có thể chứng kiến được quang cảnh
quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở đó.
Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể nhìn được quang cảnh phía trên
của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật thuộc Phòng An ninh Công cộng
Trung Quốc chặn lại.
Một cảnh sát mật chạy tới, dùng dùi cui điện chọc vào sườn. Những người khác đấm đã tôi.
Họ tước lấy túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp
chiều hôm đó. Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng
máy ảnh sẽ chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và
tôi nói tôi sẽ đi lên phòng riêng.
Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa rửa mà tôi cất ở túi trong.
Trong lúc chạy ngang của sảnh khách sạn, tôi va vào ông bạn Stuart
Franklin, nhiếp ảnh của tạp chí Magnum được cử sang làm việc cho tạp
chí Time.
Stuart ở tầng tám của khách sạn và nếu đứng từ ban-công, chúng tôi có
thể thấy tương đối rõ những gì đang diễn ra. Lúc này tôi đếm được 64
người bị thương hoặc bị giết. Tôi và Stuard cố gắng chụp thêm các
bức hình dựa vào ánh sáng đèn đường, nhưng không kết quả
lắm.
Nơi trước đó từng có hàng trăm người tụ tập thì nay chỉ còn
những chiếc xe đạp bị quẳng lại bên những chiếc xe buýt bị
đốt cháy.
Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích.
Ngày hôm sau, ngày 5 tháng Sáu, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình.
Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường.
Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và
dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét.
Chúng tôi nhìn thấy là hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà
nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm
và đài radio đang tìm cách kiểm soát tình hình.
Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời
quảng trường. Để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng
máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn.
Người đàn ông với túi đồ
Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ.
Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay
cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những
chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã
xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa
dự đoán về số phận bất hạnh của anh.
Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi
tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp
tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên
và và lôi anh đi.
Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh.
Sau đó, Stuart đi đến trường Đại Học Tổng Hợp Bắc Kinh còn tôi
ở lại chờ đón những gì sẽ tới. Ngay sau khi Stuart rời khỏi,
các cảnh sát mật đã bật tung phòng khách sạn của chúng tôi.
Bốn nhân viên tràn vào, đánh tôi trong lúc một số người khác
thì giằng lấy chiếc máy ảnh.
Họ lôi phim ra khỏi chiếc máy ảnh và thu hộ chiếu của tôi. Sau đó, họ
buộc tôi viết rằng tôi đã chụp ảnh trong lúc có thiết quân luật, và
việc mà khi đó tôi không biết rằng sẽ đi theo một án tù nặng nề. Sau
đó, họ để một người canh gác tại cửa phòng.
Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn cầu.
Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng.
Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York.
Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được hình ảnh này từ những góc độ khác nhau.
Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người
thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó. Một số người nói anh
tên là là Vương @ỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm.
Cá nhân tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã thủ tiêu anh. Có lẽ
để anh xuất hiện thay vì phải im lặng thì sẽ có lợi hơn cho chính phủ
trước sự giận dữ của thế giới.
Nhưng họ không làm vậy. Khi đó, nhiều người đã bị xử tử với những hành vi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành động của anh.
Tôi tin rằng hành động của anh đã chinh phục trái tim mọi người ở khắp
nơi. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ
không phải là thời thế tạo anh hùng.
Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó.
Charlie Cole kể lại câu chuyện ông đã chụp được tấm hình đầy kịch tính hồi năm 1989.
Đó là hình chụp một người biểu tình đương đầu với một dãy xe tăng của
Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân ở Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh,
trong cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ.
Không ai biết điều gì đã xảy ra đối với ‘người đàn ông xách túi đồ’ sau
khi ông này bị cảnh sát mật Trung Quốc lôi đi, nhưng sự kiện đã dấy lên
sự phản đối quốc tế mãnh liệt.
------------------------------------------------------------------------------------
Và dưới đây là câu chuyện kể của Charlie Cole
Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, tôi được gửi
đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng nhiều
lên.
Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước.
Vài ngày sau khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai
đoạn đỉnh điểm. Từng đám người biểu tình và các hoạt động giảm xuống
tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu quay trở về văn
phòng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng Á châu.
Newsweek bảo tôi cứ ở lại.
Buổi chiều tối ngày Ba tháng Sáu, sau một ngày đương đầu căng thẳng
giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây
trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào
ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn.
Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình.
Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán
lên một số người biểu tình. Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình
trạng bạo lực.
Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe.
Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét.
Đứng cạnh những chiếc xe đang bốc cháy, tôi nhìn xuống đại lộ và qua
ngọn lửa màu vàng, tôi đã thấy binh lính lên đạn các khẩu AK-47.
Cảnh sát mật
Tôi nhìn quanh, định tìm chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể
trú ẩn được là đi ngược lên Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc
Kinh.
Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường.
Mọi người hoảng loạn khi bị bắn.
Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được.
Tôi nhình quanh và phát hiện ra là chỉ có một nơi duy nhất có thể chụp
hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có thể chứng kiến được quang cảnh
quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở đó.
Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể nhìn được quang cảnh phía trên
của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật thuộc Phòng An ninh Công cộng
Trung Quốc chặn lại.
Một cảnh sát mật chạy tới, dùng dùi cui điện chọc vào sườn. Những người khác đấm đã tôi.
Họ tước lấy túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp
chiều hôm đó. Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng
máy ảnh sẽ chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và
tôi nói tôi sẽ đi lên phòng riêng.
Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa rửa mà tôi cất ở túi trong.
Trong lúc chạy ngang của sảnh khách sạn, tôi va vào ông bạn Stuart
Franklin, nhiếp ảnh của tạp chí Magnum được cử sang làm việc cho tạp
chí Time.
Stuart ở tầng tám của khách sạn và nếu đứng từ ban-công, chúng tôi có
thể thấy tương đối rõ những gì đang diễn ra. Lúc này tôi đếm được 64
người bị thương hoặc bị giết. Tôi và Stuard cố gắng chụp thêm các
bức hình dựa vào ánh sáng đèn đường, nhưng không kết quả
lắm.
Nơi trước đó từng có hàng trăm người tụ tập thì nay chỉ còn
những chiếc xe đạp bị quẳng lại bên những chiếc xe buýt bị
đốt cháy.
Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích.
Ngày hôm sau, ngày 5 tháng Sáu, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình.
Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường.
Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và
dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét.
Chúng tôi nhìn thấy là hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà
nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm
và đài radio đang tìm cách kiểm soát tình hình.
Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời
quảng trường. Để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng
máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn.
Người đàn ông với túi đồ
Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ.
Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay
cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những
chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã
xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa
dự đoán về số phận bất hạnh của anh.
Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi
tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp
tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên
và và lôi anh đi.
Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh.
Sau đó, Stuart đi đến trường Đại Học Tổng Hợp Bắc Kinh còn tôi
ở lại chờ đón những gì sẽ tới. Ngay sau khi Stuart rời khỏi,
các cảnh sát mật đã bật tung phòng khách sạn của chúng tôi.
Bốn nhân viên tràn vào, đánh tôi trong lúc một số người khác
thì giằng lấy chiếc máy ảnh.
Họ lôi phim ra khỏi chiếc máy ảnh và thu hộ chiếu của tôi. Sau đó, họ
buộc tôi viết rằng tôi đã chụp ảnh trong lúc có thiết quân luật, và
việc mà khi đó tôi không biết rằng sẽ đi theo một án tù nặng nề. Sau
đó, họ để một người canh gác tại cửa phòng.
Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn cầu.
Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng.
Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York.
Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được hình ảnh này từ những góc độ khác nhau.
Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người
thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó. Một số người nói anh
tên là là Vương @ỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm.
Cá nhân tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã thủ tiêu anh. Có lẽ
để anh xuất hiện thay vì phải im lặng thì sẽ có lợi hơn cho chính phủ
trước sự giận dữ của thế giới.
Nhưng họ không làm vậy. Khi đó, nhiều người đã bị xử tử với những hành vi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành động của anh.
Tôi tin rằng hành động của anh đã chinh phục trái tim mọi người ở khắp
nơi. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ
không phải là thời thế tạo anh hùng.
Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó.
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
9. Baby in the box
Ngày 21 tháng 05 năm 2005, "Baby in the box" trao giải “Thành Tựu Trọn
Đời" cho chính tác giả bức ảnh "Baby in the box" tại Hoa Kỳ.ray:
Nhiếp ảnh gia Chick Harrity kể:
"Chuyện là như thế này, khi tấm hình đó được gửi về New York, mọi người
đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được
đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc
tới AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con
nuôi…
Các báo chí thì viết thư cho AP chúng tôi ở Sài gòn đề giúp xin địa chỉ
của em bé đó. Họ cho biết rằng, có rất nhiều, rất nhiều gia đình muốn
giúp đỡ và nhận hai em bé đó làm con nuôi. Chính vì thế mà tôi phải làm
sao tìm lại được hai em bé đó…
Lúc bấy giờ, có vài người Việt Nam làm việc trong phòng tối, tội đưa
cho họ bức hình và thuật lại moị chuyện. Chỉ hai ngày sau, họ đã dễ
dàng tìm ra gia đình của em bé này vì có nhiều người ăn xin ở gần chúng
tôi làm việc lắm.
Khi gặp **** của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi
chiến đấu. Bà có 5 đưá con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con
gái út. Vì hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7
miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là
Trần thị Hết…
Tôi đã thuật lại mọi chuyện và cho bà biết rằng có những gia đình ở bên
Mỹ rất muốn nhận hai em bé trong bức hình làm con nuôi. Nhưng bà từ
chối ngay lập tức, bà nói rằng cho dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào
như chăng nữa, bà phải giữ cho bằng được tất cả các con bà dưới một mái
nhà. Và bà đã làm như thế..."
Ông kể tiếp
"Khi tôi rời Việt Nam, tôi không bao giờ ngờ rằng sau này em lại được
một gia đình người Mỹ nuôi…Mười năm sau, tôi không còn làm việc cho
Association Press nữa và trở thành phóng viên cho Nhà trắng thì một
hôm, người bạn của tôi trong AP cùng làm việc ở Sài gòn, gọi điện thoại
báo rằng cô bé trong chiếc hộp giấy mà tôi chụp hình năm xưa sẽ có mặt
tại Nhà trắng để gặp tổng thống Reagan và mọi người sẽ sắp xếp cho tôi
để gặp lại cô bé đó...
Đó là buổi đầu tiên tôi gặp lại cô bé ấy và biết được rằng cô được gia
đình bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi từ năm 1974, khi em đến Houston
chữa bệnh tim do một tổ chức từ thiện đem em sang từ Việt Nam…"
Trong buổi lễ trao giải này (05.2005). Ban tổ chức đã dành cho ông một sự bất ngờ… Ông kể lại giây phút ấy:
"Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với tổng thống George W. Bush, tôi
nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Nhà trắng nói với tổng
thống Bush rằng. “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!” Thông thường thì ai mà
nói như thế với vị tổng thống kiểu đó…
Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây..và bỗng nhiên tôi nghe tiếng
của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình,
và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm
xưa..
Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động…nước mắt dàn dụa trên mặt tôi...
Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ…Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều
rơi lệ, ngay cả tổng thống Bush cũng vậy…"
Còn "Baby in the box", cô đã nói gì, chúng ta hãy cùng nghe:
Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ
nghĩ là tôi rất may mắn đã được **** nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới.
Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của tôi và nhiều khi ,
tôi tự hỏi, không biết giờ này họ ra sao ?
Ông Chick Harrity nói về xuất sứ của tấm ảnh thương tâm
"Khi tôi làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp
hình trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả,
năm đó là 1973, hình như tháng hai thì phải. Tôi còn nhớ ngày tôi chụp
tấm hình đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo
của tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc
Lập, khi xong việc, tôi trở về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định
đi bộ về văn phòng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một
toà nhà lớn cùng với NBC…gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…Vì văn phòng
của tôi nằm cuối cùng của toà nhà nên tôi đi vòng phiá sau cho tiện…
Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái
nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh
chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình
thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh...
Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện vối toà nhà, là khách sạn
Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi…
Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái
nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh
chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình
thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh ... Ánh sáng
hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời ..
Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống
kính 50 li, chụp chừng 6 hay 8 tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi
rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim
chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố… 10 ngay
sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đuà nghịch
“No More Orphan Pictures”.
Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi”-
Breaking News Story cho các báo chí và các đài phát thanh ở Mỹ, đặc
biệt là ở New York…"
10. Tự thiêu
Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách
phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản
năm ấy, ông Diệm lại có chỉ thị cấm treo cờ Phật giáo. Sự đàn áp và bắt
bớ Tăng Ni Phật tử diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho
làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Ngày 11-6, từ
tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật
tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay
là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng . Tại đây Bồ tát Thích Quảng
Đức (TQĐ) đã tự thiêu. Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài
ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ
xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa
các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được. Ngọn lửa cứ bốc cao
dần.... một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, Peter
Brown (người Mỹ) phóng viên hãng thông tấn UPI chụp được và đưa ra ngay
trong năm 63 sau đó đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới.
Và đây là bức ảnh của tác giả Nguyễn Văn Thông (Việt Nam)
Ngày 21 tháng 05 năm 2005, "Baby in the box" trao giải “Thành Tựu Trọn
Đời" cho chính tác giả bức ảnh "Baby in the box" tại Hoa Kỳ.ray:
Nhiếp ảnh gia Chick Harrity kể:
"Chuyện là như thế này, khi tấm hình đó được gửi về New York, mọi người
đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được
đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc
tới AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con
nuôi…
Các báo chí thì viết thư cho AP chúng tôi ở Sài gòn đề giúp xin địa chỉ
của em bé đó. Họ cho biết rằng, có rất nhiều, rất nhiều gia đình muốn
giúp đỡ và nhận hai em bé đó làm con nuôi. Chính vì thế mà tôi phải làm
sao tìm lại được hai em bé đó…
Lúc bấy giờ, có vài người Việt Nam làm việc trong phòng tối, tội đưa
cho họ bức hình và thuật lại moị chuyện. Chỉ hai ngày sau, họ đã dễ
dàng tìm ra gia đình của em bé này vì có nhiều người ăn xin ở gần chúng
tôi làm việc lắm.
Khi gặp **** của em bé, bà cho biết chồng bà là một người lính đang đi
chiến đấu. Bà có 5 đưá con trai và em bé trong chiếc hộp giấy là con
gái út. Vì hoàn cảnh vô cùng nghèo khổ, lương chồng không đủ nuôi 7
miệng ăn, nên các con bà phải đi ăn xin trên đường phố. Tên của em là
Trần thị Hết…
Tôi đã thuật lại mọi chuyện và cho bà biết rằng có những gia đình ở bên
Mỹ rất muốn nhận hai em bé trong bức hình làm con nuôi. Nhưng bà từ
chối ngay lập tức, bà nói rằng cho dù hoàn cảnh khó khăn đến thế nào
như chăng nữa, bà phải giữ cho bằng được tất cả các con bà dưới một mái
nhà. Và bà đã làm như thế..."
Ông kể tiếp
"Khi tôi rời Việt Nam, tôi không bao giờ ngờ rằng sau này em lại được
một gia đình người Mỹ nuôi…Mười năm sau, tôi không còn làm việc cho
Association Press nữa và trở thành phóng viên cho Nhà trắng thì một
hôm, người bạn của tôi trong AP cùng làm việc ở Sài gòn, gọi điện thoại
báo rằng cô bé trong chiếc hộp giấy mà tôi chụp hình năm xưa sẽ có mặt
tại Nhà trắng để gặp tổng thống Reagan và mọi người sẽ sắp xếp cho tôi
để gặp lại cô bé đó...
Đó là buổi đầu tiên tôi gặp lại cô bé ấy và biết được rằng cô được gia
đình bà Evelyn Heil nhận làm con nuôi từ năm 1974, khi em đến Houston
chữa bệnh tim do một tổ chức từ thiện đem em sang từ Việt Nam…"
Trong buổi lễ trao giải này (05.2005). Ban tổ chức đã dành cho ông một sự bất ngờ… Ông kể lại giây phút ấy:
"Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với tổng thống George W. Bush, tôi
nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Nhà trắng nói với tổng
thống Bush rằng. “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!” Thông thường thì ai mà
nói như thế với vị tổng thống kiểu đó…
Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây..và bỗng nhiên tôi nghe tiếng
của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình,
và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm
xưa..
Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động…nước mắt dàn dụa trên mặt tôi...
Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ…Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều
rơi lệ, ngay cả tổng thống Bush cũng vậy…"
Còn "Baby in the box", cô đã nói gì, chúng ta hãy cùng nghe:
Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ
nghĩ là tôi rất may mắn đã được **** nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới.
Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của tôi và nhiều khi ,
tôi tự hỏi, không biết giờ này họ ra sao ?
Ông Chick Harrity nói về xuất sứ của tấm ảnh thương tâm
"Khi tôi làm việc cho Association Press, và được giao nhiệm vụ chụp
hình trao trả tù binh, khi tốp người lính Mỹ cuối cùng được trao trả,
năm đó là 1973, hình như tháng hai thì phải. Tôi còn nhớ ngày tôi chụp
tấm hình đó là ngày tôi được lệnh đến Dinh Độc Lập để chụp buổi họp báo
của tổng thống Thiệu vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi tới Dinh Độc
Lập, khi xong việc, tôi trở về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định
đi bộ về văn phòng của AP nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một
toà nhà lớn cùng với NBC…gần đó là nhà hàng, các cửa tiệm…Vì văn phòng
của tôi nằm cuối cùng của toà nhà nên tôi đi vòng phiá sau cho tiện…
Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái
nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh
chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình
thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh...
Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện vối toà nhà, là khách sạn
Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi…
Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái
nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh
chiếc hộp là đưá bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình
thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh ... Ánh sáng
hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời ..
Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống
kính 50 li, chụp chừng 6 hay 8 tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi
rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim
chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố… 10 ngay
sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đuà nghịch
“No More Orphan Pictures”.
Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi”-
Breaking News Story cho các báo chí và các đài phát thanh ở Mỹ, đặc
biệt là ở New York…"
10. Tự thiêu
Năm 1963, phong trào đấu tranh của Tăng Ni Phật tử chống chính sách
phân biệt đối xử tôn giáo hầu như đã lên đến cao trào. Vào mùa Phật Đản
năm ấy, ông Diệm lại có chỉ thị cấm treo cờ Phật giáo. Sự đàn áp và bắt
bớ Tăng Ni Phật tử diễn ra liên tục từ Huế vào đến Sài Gòn càng làm cho
làn sóng biểu tình phản đối dấy lên mạnh mẽ hơn bao giờ. Ngày 11-6, từ
tổ đình Phật Bửu Tự (đường Cao Thắng - Sài Gòn), hơn 300 Tăng Ni Phật
tử đã biểu tình đi dài đến ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt (nay
là Nguyễn Đình Chiểu - Cách Mạng Tháng . Tại đây Bồ tát Thích Quảng
Đức (TQĐ) đã tự thiêu. Sau khi làm lễ 4 hướng Đông Tây Nam Bắc, Ngài
ngồi kiết già, tay bắt ấn Cam Lộ, quay mặt về hướng Tây. Ngài tự đổ
xăng lên khắp người và mồi lửa được bật lên.... Các Tăng Ni phong tỏa
các ngả đường, cả xe cứu hỏa cũng không vào được. Ngọn lửa cứ bốc cao
dần.... một vài người, trong đó có cả phóng viên nước ngoài, Peter
Brown (người Mỹ) phóng viên hãng thông tấn UPI chụp được và đưa ra ngay
trong năm 63 sau đó đã đoạt giải nhất ảnh báo chí thế giới.
Và đây là bức ảnh của tác giả Nguyễn Văn Thông (Việt Nam)
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
11. Những bức hình gây chiến tranh
Ramallah, 12/10/2000
Trong cuộc chiến tranh Trung Đông chưa bao giờ ngơi tiếng súng,
Ramallah - ngọn núi của Thượng Đế - ở miền Tây Jordan là căn cứ quan
trọng của Palestine, nơi nhiều cơ quan đầu não của chính phủ Arafat tọa
lạc từ khi hiệp ước Oslo chia cho họ phần đất này năm 1994. Ngày
22/10/2000 là một ngày bất hạnh, không những chỉ đối với hai lính
Israel đi lạc vào Ramallah và bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương. Ơ
đây, đám đông phẫn nộ đã hành quyết tập thể và vứt xác họ qua cửa sổ.
Ngày hôm sau, những bức hình chụp cảnh ấy được đưa lên trang nhất của
tờ báo Anh "Daily Mail“ dưới tiêu đề "Giây phút phát hỏa cuộc chiến“,
và cuộc chiến theo đúng nghĩa đen của nó được mở rộng đến tận Ramallah:
Ariel Sharon cậy vào sự ủng hộ của những bức hình kia để tấn công và
chiếm lĩnh Ramallah, cho đến ngày ấy tạm được quy định là khu phi quân
sự, và 29/3/2002 ngôi nhà của Yasser Arafat bị cô lập hoàn toàn trong
vòng vây của Israel.
Iraq, 11/9/2001
Không có gì mới trong vai trò của hình ảnh trong chiến tranh. Những bức
hình được dùng làm bằng chứng cho sự kiện của vũ lực trong ngày và cho
đời sau. Không hẳn mang dụng ý, nhưng vô hình trung chuyển tải dụng ý
của những ngơời gây ra vũ lực được ghi lại trong ảnh. Tác động của
những hình ảnh trên báo chí được đưa lên đỉnh điểm khi ống kính ghi lại
cảnh tòa tháp đôi WTC bị máy bay đâm vào hay cảnh công dân Mỹ Nicolas
Berg bị chặt đầu. Chiến tranh Iraq đã có một lời giải thích, và có thêm
một lý do để tiếp tục tồn tại.
Ramallah, 12/10/2000
Trong cuộc chiến tranh Trung Đông chưa bao giờ ngơi tiếng súng,
Ramallah - ngọn núi của Thượng Đế - ở miền Tây Jordan là căn cứ quan
trọng của Palestine, nơi nhiều cơ quan đầu não của chính phủ Arafat tọa
lạc từ khi hiệp ước Oslo chia cho họ phần đất này năm 1994. Ngày
22/10/2000 là một ngày bất hạnh, không những chỉ đối với hai lính
Israel đi lạc vào Ramallah và bị đưa đến đồn cảnh sát địa phương. Ơ
đây, đám đông phẫn nộ đã hành quyết tập thể và vứt xác họ qua cửa sổ.
Ngày hôm sau, những bức hình chụp cảnh ấy được đưa lên trang nhất của
tờ báo Anh "Daily Mail“ dưới tiêu đề "Giây phút phát hỏa cuộc chiến“,
và cuộc chiến theo đúng nghĩa đen của nó được mở rộng đến tận Ramallah:
Ariel Sharon cậy vào sự ủng hộ của những bức hình kia để tấn công và
chiếm lĩnh Ramallah, cho đến ngày ấy tạm được quy định là khu phi quân
sự, và 29/3/2002 ngôi nhà của Yasser Arafat bị cô lập hoàn toàn trong
vòng vây của Israel.
Iraq, 11/9/2001
Không có gì mới trong vai trò của hình ảnh trong chiến tranh. Những bức
hình được dùng làm bằng chứng cho sự kiện của vũ lực trong ngày và cho
đời sau. Không hẳn mang dụng ý, nhưng vô hình trung chuyển tải dụng ý
của những ngơời gây ra vũ lực được ghi lại trong ảnh. Tác động của
những hình ảnh trên báo chí được đưa lên đỉnh điểm khi ống kính ghi lại
cảnh tòa tháp đôi WTC bị máy bay đâm vào hay cảnh công dân Mỹ Nicolas
Berg bị chặt đầu. Chiến tranh Iraq đã có một lời giải thích, và có thêm
một lý do để tiếp tục tồn tại.
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
13. Hiroshima (Nhật Bản)
Bức ảnh này do nhà nhiếp ảnh George Silk chụp thành phố Hiroshima (Nhật
Bản) 3 tuần sau khi nó bị san bằng bởi quả bom nguyên tử của Mỹ năm
1945, một tội ác mà nhân loại không thể nào quên!
14. Người đàn ông Irắc an ủi con trong trại giam giữ tù binh ở An Najaf, Irắc, 31/3
Tác phẩm "Người đàn ông Irắc an ủi con trong trại giam giữ tù binh ở An
Najaf, Irắc, 31/3" của Jean-Marc Bouju, người Pháp, đang cầm máy cho
hãng Associated Press, đã đoạt giải "Bức ảnh đẹp nhất trong năm" năm
2004 của tổ chức Ảnh Báo chí Thế giới.
15. BÍ ẨN DARFUR/Marcus Bleasdale
Nhà nhiếp ảnh người Anh Marcus Bleasdale nhớ lại khoảnh khắc mà ông
chụp được bức hình một em bé tị nạn ở Dafur, miền Nam Sudan năm 2004.
Nó đã trở thành bức hình nổi bật nhất trong năm của Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc (Unicef). Điểm nhấn của bức hình chỉ là một giọt nước mắt đọng
lại trên gương mặt của một em bé - cuộc xung đột ở Dafur thật dữ dội.
Tôi chụp bức hình vào giữa năm 2004 ở Darfur, tại một ngôi làng nhỏ có
tên Dissa khi chúng tôi đang đi xem qua sa mạc. Khoảng 200-300 người
ngồi dưới tán cây khổng lồ, toàn phụ nữ và trẻ em, không hề có nam
giới, ngoại trừ một người có thể là già làng khoảng 80, 90 tuổi. Một cơ
thể buồn bã, đôi vai trùng xuống rất ủ dột của một em bé khoảng 5, 6
tuổi trong vòng tay khô của người mẹ quàng qua vai em. Bàn tay của em
non nớt có vẻ an tâm trong lòng mẹ. Bà mẹ không xuất hiện trong tấm
hình. Bà ở đằng sau, làm nền, nhưng dần dần xa xa mờ mờ, người ta nhìn
thấy những bàn tay của anh chị đứa bé đợi chờ”.
16. THẢM KỊCH Ở OKLAHOMA/Charles Porter
Nhiếp ảnh nghiệp dư Charles Porter miêu tả anh đã chộp được khoảnh khắc
toà nhà ở thành phố Oklahoma (Mỹ) bị đánh bom tháng ngày 19/4/1995. Bức
hình đoạt giải báo chí Pulitzer uy tín.
“Một cảnh sát bế một em bé sơ sinh trao cho lính cứu hỏa. Tôi vẫn
còn hình dung ra phút kinh hoàng đó. Người lính cứu hỏa đã tháo găng ra
trước khi nhận đứa bé vì sợ nó đau. Găng tay rất cứng, thô nhám, và khi
bỏ ra, người lính muốn nói rằng họ sẽ thật êm ái với sinh linh nhỏ bé
kia. Anh không biết rằng đứa bé đã không còn sống nữa. Khi tôi gọi bạn
cho xem bức ảnh, anh ta nói cần cho nhiều người biết hơn, như bán cho
hãng AP chẳng hạn. Tôi đến AP và hỏi họ xem họ có muốn xem bức hình
không. Wendel Hudson, trưởng đại diện của AP ở Oklahoma ngay lập tức
muốn mua. Tôi không biết nói gì, vì tôi không thể hình dung được bức
hình đã có quyền lực như vậy, Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và tưởng
tượng của tôi.”
Bức ảnh này do nhà nhiếp ảnh George Silk chụp thành phố Hiroshima (Nhật
Bản) 3 tuần sau khi nó bị san bằng bởi quả bom nguyên tử của Mỹ năm
1945, một tội ác mà nhân loại không thể nào quên!
14. Người đàn ông Irắc an ủi con trong trại giam giữ tù binh ở An Najaf, Irắc, 31/3
Tác phẩm "Người đàn ông Irắc an ủi con trong trại giam giữ tù binh ở An
Najaf, Irắc, 31/3" của Jean-Marc Bouju, người Pháp, đang cầm máy cho
hãng Associated Press, đã đoạt giải "Bức ảnh đẹp nhất trong năm" năm
2004 của tổ chức Ảnh Báo chí Thế giới.
15. BÍ ẨN DARFUR/Marcus Bleasdale
Nhà nhiếp ảnh người Anh Marcus Bleasdale nhớ lại khoảnh khắc mà ông
chụp được bức hình một em bé tị nạn ở Dafur, miền Nam Sudan năm 2004.
Nó đã trở thành bức hình nổi bật nhất trong năm của Quỹ Nhi đồng Liên
Hợp Quốc (Unicef). Điểm nhấn của bức hình chỉ là một giọt nước mắt đọng
lại trên gương mặt của một em bé - cuộc xung đột ở Dafur thật dữ dội.
Tôi chụp bức hình vào giữa năm 2004 ở Darfur, tại một ngôi làng nhỏ có
tên Dissa khi chúng tôi đang đi xem qua sa mạc. Khoảng 200-300 người
ngồi dưới tán cây khổng lồ, toàn phụ nữ và trẻ em, không hề có nam
giới, ngoại trừ một người có thể là già làng khoảng 80, 90 tuổi. Một cơ
thể buồn bã, đôi vai trùng xuống rất ủ dột của một em bé khoảng 5, 6
tuổi trong vòng tay khô của người mẹ quàng qua vai em. Bàn tay của em
non nớt có vẻ an tâm trong lòng mẹ. Bà mẹ không xuất hiện trong tấm
hình. Bà ở đằng sau, làm nền, nhưng dần dần xa xa mờ mờ, người ta nhìn
thấy những bàn tay của anh chị đứa bé đợi chờ”.
16. THẢM KỊCH Ở OKLAHOMA/Charles Porter
Nhiếp ảnh nghiệp dư Charles Porter miêu tả anh đã chộp được khoảnh khắc
toà nhà ở thành phố Oklahoma (Mỹ) bị đánh bom tháng ngày 19/4/1995. Bức
hình đoạt giải báo chí Pulitzer uy tín.
“Một cảnh sát bế một em bé sơ sinh trao cho lính cứu hỏa. Tôi vẫn
còn hình dung ra phút kinh hoàng đó. Người lính cứu hỏa đã tháo găng ra
trước khi nhận đứa bé vì sợ nó đau. Găng tay rất cứng, thô nhám, và khi
bỏ ra, người lính muốn nói rằng họ sẽ thật êm ái với sinh linh nhỏ bé
kia. Anh không biết rằng đứa bé đã không còn sống nữa. Khi tôi gọi bạn
cho xem bức ảnh, anh ta nói cần cho nhiều người biết hơn, như bán cho
hãng AP chẳng hạn. Tôi đến AP và hỏi họ xem họ có muốn xem bức hình
không. Wendel Hudson, trưởng đại diện của AP ở Oklahoma ngay lập tức
muốn mua. Tôi không biết nói gì, vì tôi không thể hình dung được bức
hình đã có quyền lực như vậy, Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và tưởng
tượng của tôi.”
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
17. Lính Anh tra tấn người Iraq
22 bức ảnh, được trình tại toà án binh Anh trong vụ xử 3 binh lính tội
tra tấn dân thường Iraq, đã gây ra phản ứng phẫn nộ tại xứ sở sương mù.
Thủ tướng Tony Blair bình luận trước Hạ viện hôm qua rằng không thể để
việc này làm “tổn hại đến tên tuổi tốt đẹp của quân đội chúng ta”. Theo
ông, “đại đa số" các binh lính phục vụ ở Iraq đều thể hiện “lòng can
đảm và danh dự lớn lao”.
Vụ xử đang diễn ra tại một một căn cứ quân sự của Anh tại Đức. Các bức
ảnh được báo chí nước này công bố hôm qua dưới những tít lớn như “Hổ
thẹn”, “Cú sốc” và đặt biệt danh là vụ bê bối “Abu Ghraib của nước
Anh". Ảnh chụp hồi tháng 5/2003, bao gồm những cảnh như một người Iraq
bị trói và treo trên một chiếc xe tải cần cẩu, một người bị đá, 2 người
Iraq bị lột quần áo và ép phải giả các động tác tình dục.
Bên luật sư biện hộ cho biết các binh lính chỉ làm theo lệnh là phải
cứng rắn với những người đi cướp đồ cứu trợ và không được chuẩn bị tốt
để đối phó với loại tội phạm thông thường.
Ông Blair khẳng định rằng hoàn cảnh dẫn tới những hành vi sai phạm sẽ
được điều tra đầy đủ: “Sự khác biệt giữa nền dân chủ và thể chế bạo
ngược không phải là ở chỗ trong nền dân chủ, những việc xấu không xảy
ra. Nó nằm ở chỗ, khi những việc như vậy xảy ra, kẻ phạm tội phải chịu
trách nhiệm”.
Lãnh đạo đảng Bảo thủ Michael Howard tuyên bố, những bức ảnh khiến “đất
nước cảm thấy xấu hổ”. Phó chủ tịch Dân chủ Tự do Menzies Campbell bình
luận lực lượng Anh giờ đây sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, trong "thời
kỳ nhạy cảm trước cuộc bầu cử ngày 30/1”. Còn theo Ngoại trưởng Jack
Straw, những bức ảnh “đáng ghê tởm” và sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của
Anh ở nước ngoài.
Hôm thứ ba, người đứng đầu Lục quân Anh - tướng Mike Jackson – lên án
các hành vi tra tấn nhưng từ chối bình luận về các hình ảnh.
18. Những sự thực khủng khiếp:
Bức ảnh này của phóng viên George Strock chụp 3 người lính Mỹ nằm chết
trên bãi biển Papua New Guinea năm 1943. Khi được công bố trên Tạp chí
Life vào ngày 20/9/1943, bức ảnh đã làm rúng động dư luận nước Mỹ bởi
câu hỏi : "Vì sao lại có thể đưa lên mặt báo cái chết của những đứa trẻ Mỹ ở một bờ biển xa lạ như thế này?"
19. Tuyệt thực
Vào những tháng cuối năm 2004 , chính phủ Hà Lan trong một bước nỗ lực
thắt chặt thủ tục nhập cư , đã có dự luật trục xuất 26000 người tị nạn
thất nghiệp.
Và bức ảnh bạn đang xem nói về 1 người Iran tị nạn ,anh Mehdy kavousi
đã tự ... khâu mí mắt và miệng lại và tuyệt thực để phản đối việc bị
trục xuất khỏi Hà Lan trong vòng 44 ngày . Những nhà chức trách thì yêu
cầu anh phải kí điền vào môt cái form ...ở IRAN ( ! ) . Bộ phận kiểm
soát việc nhập cảnh thì kiên quyết từ chối yêu cầu được ở lại Hà Lan
của anh chàng Iran lì lợm này.
Nhưng sau 1 tháng kể từ sau việc chống đối với quyết định của chính
quyền , trường hợp của Kavousi đã được xem xét lại và đã được trở thành
ngoại lệ!
Bức ảnh do Paul Vreeker - phóng viên ảnh người Hà Lan làm cho Reuters chụp.
20. Sự tàn bạo của kẻ thù của chúng ta!
Đây là một bức ảnh mà mình vô tình thấy được. Bức ảnh chụp một bà mẹ ở Quảng Ngãi mà mình không biết tác giả!
21. Cô gái Afghanistan
Tại một trại tị nạn sát biên giới, McCurry đã chụp chân dung một bé gái
12 tuổi với ánh mắt đầy “ám ảnh”. Ánh mắt “thấu thị” đó làm cho người
xem kinh ngạc với sự hoang vắng và nỗi sợ hãi chiến tranh đến tột cùng.
Bức ảnh đó được ông đặt tên là “Cô gái Afghanistan”.
Câu chuyện đau thương của cô là hình ảnh cuộc nội chiến của
Afghanistan. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ cô, nhà cửa bị
đốt cháy buộc cô phải lẩn chốn suốt hai tuần trong rừng núi hoang vu
trước khi đặt chân tới trại tị nạn.
Bức ảnh đã trở thành biểu tượng khi lên bìa National Geographic vào
tháng 6/1985. Kể từ đó, hình ảnh này thường xuyên xuất hiện trên báo
chí. Nó trở thành hình ảnh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Và đó
cũng là bức ảnh duy nhất mà ông không kịp hỏi tên nhân vật.
__________________
22. Bức ảnh về một cuộc tàn sát hàng loạt đối với người Kurd ở Iran
Ban giám khảo giải thưởng Pulitzer đánh giá bức ảnh này là “một bức ảnh
nổi tiếng nhất và có sức tố cáo mạnh mẽ nhất đối với cuộc cách mạng ở
Iran”. Bức ảnh chụp năm 1979, giới thiệu về một vụ hành quyết 11 người
Kurd ngay trên đường băng sân bay sau khi Giáo chủ Ajatollah Khomenei
giành được chính quyền.
Tác giả của bức ảnh đáng ra đã nhận được một khoản tiền thưởng trị giá
10.000 USD. Thế nhưng, chủ nhân của bức ảnh vẫn bặt vô âm tín, không
đến nhận giải. Sau 5 năm tìm kiếm, một phóng viên của tờ Wall Street
Journal đã tìm ra được dấu vết.
Jahangir Razmi,năm nay 58 tuổi, sau 27 năm liền ông không thừa nhận
mình là tác giả bức ảnh đó, đã miễn cưỡng thừa nhận ông là tác giả bức
ảnh có một không hai này. Ông nói: “Giá như người phóng viên đó không
bao giờ tìm ra tôi, bởi bức ảnh đó không phải là một sự quảng bá tốt
đẹp cho đất nước tôi và tôi e rằng, người ta sẽ nổi giận vì bức ảnh
này”. Ông lấy làm ân hận vì đã chính thức thừa nhận tên tuổi mình gắn
với bức ảnh được giải thưởng Pulitzer.
Năm 1980, Ban giám khảo đã tuyên bố trao giải thưởng Pulitzer cho tác
giả khuyết danh của bức ảnh trên - Razmi không có mặt tại buổi lễ trao
giải thưởng. Ông đã trở thành một nhiếp ảnh gia thành đạt, ông có một
phòng nhiếp ảnh nhỏ và đồng thời là người chụp ảnh riêng của Tổng thống
Iran Mahmud Ahmadinedschad. Ban giám khảo có ý định mời nhiếp ảnh gia
này tới Trường đại học Columbia ở New York để chính thức nhận giải
thưởng quý giá này.
Ông Razmi là nhân chứng vụ hành quyết tập thể tại thành phố miền Tây
Iran Sanandaj, khi đó ông làm việc cho tờ báo Ettela'at. 11 người Kurd
bị hành quyết với tội mang lậu vũ khí, gây mất ổn định và phạm tội giết
người. Sau khi bị tử hình có một số người được coi là hoàn toàn vô tội
vì họ không can dự đến chuyện chính trị mà chỉ là người bán bánh mì
bình thường có mang trong người một khẩu súng ngắn phòng thân.
Khi bức ảnh của phóng viên Razmi được công bố, hầu như không mấy người
biết về vụ thảm sát đẫm máu này. Chủ bút tờ báo nơi Razmi làm việc là
ông Mohammed Heydari đã quyết định đăng tải bức ảnh này bất chấp nguy
cơ bị trừng phạt. Hai ngày sau khi bức ảnh được công bố lần đầu tiên
vào ngày 29/8/1979 thì Hãng Thông tấn UPI đã truyền bức ảnh này đi khắp
thế giới và bức ảnh này đã được in trên trang nhất nhiều tờ báo có
tiếng ở nhiều quốc gia. Chỉ ít lâu sau, tờ báo Ettela'at bị Chính phủ
Iran quốc hữu hóa.
Nhiều phóng viên ảnh thế giới ca ngợi nhà nhiếp ảnh Razmi về việc ông
đã nhận mình là tác giả bức ảnh, cho dù chậm mất hơn 27 năm. Họ coi đây
là một hành động dũng cảm bởi việc thừa nhận mình là tác giả của bức
ảnh nổi tiếng này có thể đe dọa đến sự an toàn tính mạng của bản thân.
Nhà nhiếp ảnh tài liệu hàng đầu người Anh Tom Stoddart nhận xét: “Bức
ảnh này là một trong những bức ảnh báo chí tốt nhất của mọi thời đại”
22 bức ảnh, được trình tại toà án binh Anh trong vụ xử 3 binh lính tội
tra tấn dân thường Iraq, đã gây ra phản ứng phẫn nộ tại xứ sở sương mù.
Thủ tướng Tony Blair bình luận trước Hạ viện hôm qua rằng không thể để
việc này làm “tổn hại đến tên tuổi tốt đẹp của quân đội chúng ta”. Theo
ông, “đại đa số" các binh lính phục vụ ở Iraq đều thể hiện “lòng can
đảm và danh dự lớn lao”.
Vụ xử đang diễn ra tại một một căn cứ quân sự của Anh tại Đức. Các bức
ảnh được báo chí nước này công bố hôm qua dưới những tít lớn như “Hổ
thẹn”, “Cú sốc” và đặt biệt danh là vụ bê bối “Abu Ghraib của nước
Anh". Ảnh chụp hồi tháng 5/2003, bao gồm những cảnh như một người Iraq
bị trói và treo trên một chiếc xe tải cần cẩu, một người bị đá, 2 người
Iraq bị lột quần áo và ép phải giả các động tác tình dục.
Bên luật sư biện hộ cho biết các binh lính chỉ làm theo lệnh là phải
cứng rắn với những người đi cướp đồ cứu trợ và không được chuẩn bị tốt
để đối phó với loại tội phạm thông thường.
Ông Blair khẳng định rằng hoàn cảnh dẫn tới những hành vi sai phạm sẽ
được điều tra đầy đủ: “Sự khác biệt giữa nền dân chủ và thể chế bạo
ngược không phải là ở chỗ trong nền dân chủ, những việc xấu không xảy
ra. Nó nằm ở chỗ, khi những việc như vậy xảy ra, kẻ phạm tội phải chịu
trách nhiệm”.
Lãnh đạo đảng Bảo thủ Michael Howard tuyên bố, những bức ảnh khiến “đất
nước cảm thấy xấu hổ”. Phó chủ tịch Dân chủ Tự do Menzies Campbell bình
luận lực lượng Anh giờ đây sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, trong "thời
kỳ nhạy cảm trước cuộc bầu cử ngày 30/1”. Còn theo Ngoại trưởng Jack
Straw, những bức ảnh “đáng ghê tởm” và sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của
Anh ở nước ngoài.
Hôm thứ ba, người đứng đầu Lục quân Anh - tướng Mike Jackson – lên án
các hành vi tra tấn nhưng từ chối bình luận về các hình ảnh.
18. Những sự thực khủng khiếp:
Bức ảnh này của phóng viên George Strock chụp 3 người lính Mỹ nằm chết
trên bãi biển Papua New Guinea năm 1943. Khi được công bố trên Tạp chí
Life vào ngày 20/9/1943, bức ảnh đã làm rúng động dư luận nước Mỹ bởi
câu hỏi : "Vì sao lại có thể đưa lên mặt báo cái chết của những đứa trẻ Mỹ ở một bờ biển xa lạ như thế này?"
19. Tuyệt thực
Vào những tháng cuối năm 2004 , chính phủ Hà Lan trong một bước nỗ lực
thắt chặt thủ tục nhập cư , đã có dự luật trục xuất 26000 người tị nạn
thất nghiệp.
Và bức ảnh bạn đang xem nói về 1 người Iran tị nạn ,anh Mehdy kavousi
đã tự ... khâu mí mắt và miệng lại và tuyệt thực để phản đối việc bị
trục xuất khỏi Hà Lan trong vòng 44 ngày . Những nhà chức trách thì yêu
cầu anh phải kí điền vào môt cái form ...ở IRAN ( ! ) . Bộ phận kiểm
soát việc nhập cảnh thì kiên quyết từ chối yêu cầu được ở lại Hà Lan
của anh chàng Iran lì lợm này.
Nhưng sau 1 tháng kể từ sau việc chống đối với quyết định của chính
quyền , trường hợp của Kavousi đã được xem xét lại và đã được trở thành
ngoại lệ!
Bức ảnh do Paul Vreeker - phóng viên ảnh người Hà Lan làm cho Reuters chụp.
20. Sự tàn bạo của kẻ thù của chúng ta!
Đây là một bức ảnh mà mình vô tình thấy được. Bức ảnh chụp một bà mẹ ở Quảng Ngãi mà mình không biết tác giả!
21. Cô gái Afghanistan
Tại một trại tị nạn sát biên giới, McCurry đã chụp chân dung một bé gái
12 tuổi với ánh mắt đầy “ám ảnh”. Ánh mắt “thấu thị” đó làm cho người
xem kinh ngạc với sự hoang vắng và nỗi sợ hãi chiến tranh đến tột cùng.
Bức ảnh đó được ông đặt tên là “Cô gái Afghanistan”.
Câu chuyện đau thương của cô là hình ảnh cuộc nội chiến của
Afghanistan. Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của cha mẹ cô, nhà cửa bị
đốt cháy buộc cô phải lẩn chốn suốt hai tuần trong rừng núi hoang vu
trước khi đặt chân tới trại tị nạn.
Bức ảnh đã trở thành biểu tượng khi lên bìa National Geographic vào
tháng 6/1985. Kể từ đó, hình ảnh này thường xuyên xuất hiện trên báo
chí. Nó trở thành hình ảnh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Và đó
cũng là bức ảnh duy nhất mà ông không kịp hỏi tên nhân vật.
__________________
22. Bức ảnh về một cuộc tàn sát hàng loạt đối với người Kurd ở Iran
Ban giám khảo giải thưởng Pulitzer đánh giá bức ảnh này là “một bức ảnh
nổi tiếng nhất và có sức tố cáo mạnh mẽ nhất đối với cuộc cách mạng ở
Iran”. Bức ảnh chụp năm 1979, giới thiệu về một vụ hành quyết 11 người
Kurd ngay trên đường băng sân bay sau khi Giáo chủ Ajatollah Khomenei
giành được chính quyền.
Tác giả của bức ảnh đáng ra đã nhận được một khoản tiền thưởng trị giá
10.000 USD. Thế nhưng, chủ nhân của bức ảnh vẫn bặt vô âm tín, không
đến nhận giải. Sau 5 năm tìm kiếm, một phóng viên của tờ Wall Street
Journal đã tìm ra được dấu vết.
Jahangir Razmi,năm nay 58 tuổi, sau 27 năm liền ông không thừa nhận
mình là tác giả bức ảnh đó, đã miễn cưỡng thừa nhận ông là tác giả bức
ảnh có một không hai này. Ông nói: “Giá như người phóng viên đó không
bao giờ tìm ra tôi, bởi bức ảnh đó không phải là một sự quảng bá tốt
đẹp cho đất nước tôi và tôi e rằng, người ta sẽ nổi giận vì bức ảnh
này”. Ông lấy làm ân hận vì đã chính thức thừa nhận tên tuổi mình gắn
với bức ảnh được giải thưởng Pulitzer.
Năm 1980, Ban giám khảo đã tuyên bố trao giải thưởng Pulitzer cho tác
giả khuyết danh của bức ảnh trên - Razmi không có mặt tại buổi lễ trao
giải thưởng. Ông đã trở thành một nhiếp ảnh gia thành đạt, ông có một
phòng nhiếp ảnh nhỏ và đồng thời là người chụp ảnh riêng của Tổng thống
Iran Mahmud Ahmadinedschad. Ban giám khảo có ý định mời nhiếp ảnh gia
này tới Trường đại học Columbia ở New York để chính thức nhận giải
thưởng quý giá này.
Ông Razmi là nhân chứng vụ hành quyết tập thể tại thành phố miền Tây
Iran Sanandaj, khi đó ông làm việc cho tờ báo Ettela'at. 11 người Kurd
bị hành quyết với tội mang lậu vũ khí, gây mất ổn định và phạm tội giết
người. Sau khi bị tử hình có một số người được coi là hoàn toàn vô tội
vì họ không can dự đến chuyện chính trị mà chỉ là người bán bánh mì
bình thường có mang trong người một khẩu súng ngắn phòng thân.
Khi bức ảnh của phóng viên Razmi được công bố, hầu như không mấy người
biết về vụ thảm sát đẫm máu này. Chủ bút tờ báo nơi Razmi làm việc là
ông Mohammed Heydari đã quyết định đăng tải bức ảnh này bất chấp nguy
cơ bị trừng phạt. Hai ngày sau khi bức ảnh được công bố lần đầu tiên
vào ngày 29/8/1979 thì Hãng Thông tấn UPI đã truyền bức ảnh này đi khắp
thế giới và bức ảnh này đã được in trên trang nhất nhiều tờ báo có
tiếng ở nhiều quốc gia. Chỉ ít lâu sau, tờ báo Ettela'at bị Chính phủ
Iran quốc hữu hóa.
Nhiều phóng viên ảnh thế giới ca ngợi nhà nhiếp ảnh Razmi về việc ông
đã nhận mình là tác giả bức ảnh, cho dù chậm mất hơn 27 năm. Họ coi đây
là một hành động dũng cảm bởi việc thừa nhận mình là tác giả của bức
ảnh nổi tiếng này có thể đe dọa đến sự an toàn tính mạng của bản thân.
Nhà nhiếp ảnh tài liệu hàng đầu người Anh Tom Stoddart nhận xét: “Bức
ảnh này là một trong những bức ảnh báo chí tốt nhất của mọi thời đại”
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
23. Sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít
Margaret Bourke-White, phóng viên ảnh của LIFE đã theo chân những người
lính của tướng George Patton giải phóng trại tập trung Buchenwald năm
1945. 43.000 người vô tội đã bị phát xít Đức giết hại ở đây. Tướng
Pattron đã ra lệnh cho binh lính của mình buộc một số người dân Đức
phải đi cùng để chứng kiến tận mắt sự tàn bạo mà chủ nghĩa phát xít Đức
đã gây ra cho con người.
24. Người Mỹ ở Việt Nam
Bức ảnh của phóng viên chiến trường Larry Burrows
chụp cảnh lính Mỹ ở chiến trường Nam Việt Nam năm 1966 - được đăng ngay
sau đó trên tạp chí LIFE - đã củng cố thêm sự khẳng định của dư luận
tiến bộ Mỹ rằng, người Mỹ lẽ ra không bao giờ nên tham chiến tại Việt
Nam.
Năm 1969, mỗi tuần, có đến hàng trăm lính Mỹ chết
trận tại Việt Nam. Đây là những bức ảnh đã được đăng trên LIFE ngày ghi
đầy đủ tên tuổi, quê quán của những lính Mỹ chết trận được Lầu năm góc
thông báo trong Tuần lễ tưởng niệm tổ chức từ ngày 28/5 đến 3/6/1969.
Đây là cơn ác mộng đối với nước Mỹ trong những ngày hè năm 1969.
25. Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Đây là đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, Nhật Bản vào năm 1945, cao đến 18 km.
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng
về chiến tranh và sự tàn bạo của con người. Theo ước tính, 140.000
người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số
người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn
người chết là thường dân.
Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả
và lý lẽ biện hộ cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan
điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều
tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật,
dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân
thường là vô đạo đức.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối
Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính
thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.
HIROSHIMA:
Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử
"Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất
khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng
U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của
chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số
này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ
khác mang hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở
Nhật và không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả
hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá
là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở
Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
Hiroshima trước khi bị ném bom
Hiroshima sau khi bị ném bom
NAGASAKI:
Lúc 11 giờ 01, vào phút cuối cùng, mây đứt quãng trên bầu trời Nagasaki
cho phép sĩ quan thả bom trên chiếc Bock's Car, Kermit Beahan, nhìn
thấy sân vận động thành phố bằng mắt qua lớp mây mỏng. Quả bom "Fat
Man", mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống thung lũng
công nghiệp của thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét cách mặt đất, ở
giữa xưởng thép và vũ khí của Misubishi ở xưởng thủy lôi của
Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất
đạt được là 3.871°C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ
(624 mph).
Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Quả bom thả vội
vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía
bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam. Nếu bom rơi chếch về phía nam, vùng
thương mại và dân cư của thành phố có thể bị thiệt hại nặng nề hơn
nhiều. Đây là yếu tố chủ yếu lý giải vì sao quả bom này với đương lượng
nổ lớn hơn quả "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít trầm
trọng hơn.
Theo một số nguồn ước tính, 70.000 người trên tổng số 240.000 dân cư
Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là
1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2
km cách vụ nổ về phía nam. Một số lượng không tính toán được những
người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh
bom ở đây.
Nagasaki trước và sau khi bị ném bom:
Mái vòm Bom Nguyên tử tại Khu Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, một tàn tích của thành phố gần như bị san phẳng bởi vụ ném bom nguyên tử xuống đây:
26. Vụ thảm sát Nam Kinh
Tháng 7/1937, cuộc đụng độ giữa binh lính Nhật Bản và Trung Quốc leo
thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực. Nhật Bản và Trung Quốc ở
trong thế giằng co. Người Nhật tiến vào Thượng Hải và nhanh chóng tới
Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc).
Ngày 13/12/1937, quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn
nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3
tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch
giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938.
Theo ước tính của các sử gia và những tổ chức nhân đạo ở Nam Kinh vào
thời đó, 250.000-350.000 người đã bị giết, trong đó có nhiều phụ nữ,
trẻ em. Theo những người nước ngoài có mặt tại đây trong thời gian này,
20.000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Người Trung Quốc bị đưa đi hành quyết
bên bờ sông Trường Giang. Những đống thi thể người bị thiêu la liệt tại
đây. Những bức ảnh chụp lại thời đó cho thấy binh lính Nhật đứng cười
ngay bên cạnh đống xác nạn nhân.
Ở trong và ngoài thành phố, các thi thể phụ nữ nằm khắp nơi. Chẳng hạn,
trong một ngôi nhà gần cổng ZinZhong, một phụ nữ ở độ tuổi 60 nằm đó,
thi thể sưng húp lên; trên phố YangPi, một em gái đã chết, bụng bị mổ
và ruột bị moi ra ngoài, hai mắt em mở trừng trừng, miệng vẫn còn dính
máu. Trên phố GuYiDian, một em gái trạc 12 tuổi nằm đó, quần áo lót của
em bị xé rách, mắt em nhắm, miệng mở. Thực tế này cho thấy những phụ nữ
này không chỉ chết dưới bàn tay giết người của binh lính Nhật, mà họ
còn bị đe doạ trước khi chết.
Bên ngoài cổng HongWu, binh lính Nhật hãm hiếp một phụ nữ đang mang
thai rồi cắt bụng nạn nhân, lấy thai nhi ra ngoài. Trong một vụ khác,
binh lính Nhật muốn cưỡng hiếp một phụ nữ đang bụng mang dạ chửa, mẹ
chồng cô tìm mọi cách ngăn lại. Lập tức, bà bị đá, còn người con dâu bị
đâm. Lính Nhật còn dùng dao lấy bào thai ra ngoài.
Phóng viên Tillman Durdin của tờ New York Times đưa tin về thời kỳ đầu
cuộc thảm sát viết: "Tôi 29 tuổi và đó là câu chuyện lớn đầu tiên của
tôi cho tờ New York Times. Vì vậy, tôi lái xe xuống sát mặt nước. Tôi
phải vượt qua những đống xác người chất ở đó. Ôtô phải đi qua những xác
chết đó. Ở sát bờ sông, tôi thấy một đám sĩ quan Nhật hút thuốc, nói
chuyện giám sát việc thảm sát một tiểu đoàn lính Trung Quốc bị bắt.
Lính Nhật đi thành nhóm khoảng 15 người, được trang bị súng máy. 200
người bị hành quyết trong vòng 10 phút trong sự cổ vũ, tán dương của
các khán giả quân đội Nhật". Durdin kết luận vụ thảm sát Nam Kinh là
"một trong những tội ác dã man nhất thời hiện đại".
Nhà truyền giáo Thiên chúa giáo John Magee mô tả binh lính Nhật giết
không chỉ tất cả các tù nhân mà họ tìm thấy mà cả một số lượng lớn các
công dân bình thường ở mọi lứa tuổi. Nhiều người trong số này bị bắn hạ
giống như những con thỏ bị săn ngay giữa đường phố. Sau một tuần lính
Nhật tiến hành "giết, hiếp", Magee cùng các nhà truyền giáo phương tây
khác thiết lập một khu an toàn quốc tế.
Nhật ký của Minnie Vautrin, người phụ nữ Mỹ muốn giúp trong vụ thảm sát
Nam Kinh, đề ngày 16/12 có đoạn: "Hôm nay, có lẽ không có tội ác nào
xảy ra ở thành phố này. 30 em gái bị đưa khỏi trường ngôn ngữ (nơi tôi
làm việc) đêm qua, và hôm nay tôi nghe thấy nhiều câu chuyện đau lòng
của những em gái bị đưa ra khỏi nhà đêm qua - một trong những em đó mới
12 tuổi...".
Sau này, bà viết: "Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết mấy nghìn người
đã bị tàn sát. Vì trong nhiều trường hợp, xác họ bị tẩm dầu rồi thiêu.
Các thi thể cháy xém sẽ kể lại một vài bi kịch. Các sự kiện trong những
ngày tiếp sau đó càng ngày càng mập mờ. Tuy nhiên, chắc chắn là có
những câu chuyện để đời sẽ không xoá mờ khỏi tâm trí tôi cùng những
người ở Nam Kinh trong thời kỳ này".
Minnie Vautrin bị suy nhược thần kinh năm 1940 và trở lại Mỹ. Bà tự sát năm 1941.
John Rabe, thủ lĩnh đảng Quốc xã tại Nam Kinh, cũng hoảng sợ trước tội
ác của lính Nhật. Ông phụ trách khu vực an toàn quốc tế và đã kể lại
những gì đã chứng kiến, ghi lại trên phim. Tuy nhiên, tất cả những điều
này bị Đức Quốc xã cấm khi ông trở về Đức.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, một trong những binh lính ở Nam Kinh đã
kể lại những gì đã thấy tận mắt. Azuma Shiro thừa nhận: "Có khoảng 37
ông già, bà già và trẻ em. Chúng tôi bắt họ và tập trung họ tại quảng
trường. Một phụ nữ ôm hai con ở hai cánh tay. Chúng tôi đâm và giết họ,
cả ba - giống như những củ khoai tây trên xiên nướng. Khi đó tôi nghĩ,
tôi mới xa quê được một tháng... và 30 ngày sau, tôi giết người mà
chẳng thấy động lòng".
Shiro phải hứng chịu hậu quả vì những lời thú nhận: "Khi một triển lãm
về chiến tranh mở ra ở Kyoto, tôi tới đó thú nhận. Người đầu tiên chỉ
trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Cô ấy nói tôi đã gây tổn hại đến những
người quá cố. Cô ấy liên tục gọi điện cho tôi trong 3-4 ngày liền. Ngày
một nhiều thư được gửi đến cho tôi. Tình hình nghiêm trọng tới mức cảnh
sát phải bảo vệ tôi".
Tuy nhiên, lời thú nhận đó đã bị nhà chức trách cấp cao ở Nhật Bản coi
thường. Cựu bộ trưởng Tư pháp Shigeto Nagano khẳng định không có chuyện
thảm sát từng xảy ra và đó là sự thêu dệt của Trung Quốc. Bản thân
người Nhật cũng có ý kiến trái ngược về vấn đề này. Bộ phim Đừng khóc Nam Kinh do Trung Quốc và Hong Kong sản xuất năm 1995 phải mất vài năm sau mới được trình chiếu tại Nhật Bản.
Nhiều quan chức và sử gia Nhật Bản thừa nhận giết người, cưỡng hiếp đã
xảy ra, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với các bản tin cũng như bài
phân tích. Giới chức và giới học giả nước này còn lập luận, dù thế nào
chăng nữa thì những chuyện đó xảy ra trong thời kỳ chiến tranh
Một số hình ảnh:
và quá nhiều các hình ảnh rùng rợn khác mà mình chưa từng thấy trên đời, không dám đưa lên đây! ray: Không thể tượng tượng đấy là hành động của những con người!ray:
Margaret Bourke-White, phóng viên ảnh của LIFE đã theo chân những người
lính của tướng George Patton giải phóng trại tập trung Buchenwald năm
1945. 43.000 người vô tội đã bị phát xít Đức giết hại ở đây. Tướng
Pattron đã ra lệnh cho binh lính của mình buộc một số người dân Đức
phải đi cùng để chứng kiến tận mắt sự tàn bạo mà chủ nghĩa phát xít Đức
đã gây ra cho con người.
24. Người Mỹ ở Việt Nam
Bức ảnh của phóng viên chiến trường Larry Burrows
chụp cảnh lính Mỹ ở chiến trường Nam Việt Nam năm 1966 - được đăng ngay
sau đó trên tạp chí LIFE - đã củng cố thêm sự khẳng định của dư luận
tiến bộ Mỹ rằng, người Mỹ lẽ ra không bao giờ nên tham chiến tại Việt
Nam.
Năm 1969, mỗi tuần, có đến hàng trăm lính Mỹ chết
trận tại Việt Nam. Đây là những bức ảnh đã được đăng trên LIFE ngày ghi
đầy đủ tên tuổi, quê quán của những lính Mỹ chết trận được Lầu năm góc
thông báo trong Tuần lễ tưởng niệm tổ chức từ ngày 28/5 đến 3/6/1969.
Đây là cơn ác mộng đối với nước Mỹ trong những ngày hè năm 1969.
25. Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki
Đây là đám mây hình nấm do quả bom nguyên tử ném xuống Nagasaki, Nhật Bản vào năm 1945, cao đến 18 km.
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng
về chiến tranh và sự tàn bạo của con người. Theo ước tính, 140.000
người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số
người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn
người chết là thường dân.
Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả
và lý lẽ biện hộ cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan
điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều
tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Với nước Nhật,
dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân
thường là vô đạo đức.
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Đế quốc Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện Khối
Đồng minh và ký vào văn kiện đầu hàng ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính
thức chấm dứt Thế chiến thứ hai.
HIROSHIMA:
Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử
"Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất
khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng
U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của
chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số
này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ
khác mang hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở
Nhật và không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả
hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá
là 1,6 km và cháy trên diện tích 4,4 km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở
Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
Hiroshima trước khi bị ném bom
Hiroshima sau khi bị ném bom
NAGASAKI:
Lúc 11 giờ 01, vào phút cuối cùng, mây đứt quãng trên bầu trời Nagasaki
cho phép sĩ quan thả bom trên chiếc Bock's Car, Kermit Beahan, nhìn
thấy sân vận động thành phố bằng mắt qua lớp mây mỏng. Quả bom "Fat
Man", mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống thung lũng
công nghiệp của thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét cách mặt đất, ở
giữa xưởng thép và vũ khí của Misubishi ở xưởng thủy lôi của
Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất
đạt được là 3.871°C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ
(624 mph).
Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Quả bom thả vội
vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía
bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam. Nếu bom rơi chếch về phía nam, vùng
thương mại và dân cư của thành phố có thể bị thiệt hại nặng nề hơn
nhiều. Đây là yếu tố chủ yếu lý giải vì sao quả bom này với đương lượng
nổ lớn hơn quả "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít trầm
trọng hơn.
Theo một số nguồn ước tính, 70.000 người trên tổng số 240.000 dân cư
Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là
1,6 km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2
km cách vụ nổ về phía nam. Một số lượng không tính toán được những
người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh
bom ở đây.
Nagasaki trước và sau khi bị ném bom:
Mái vòm Bom Nguyên tử tại Khu Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, một tàn tích của thành phố gần như bị san phẳng bởi vụ ném bom nguyên tử xuống đây:
26. Vụ thảm sát Nam Kinh
Tháng 7/1937, cuộc đụng độ giữa binh lính Nhật Bản và Trung Quốc leo
thang thành một cuộc chiến tranh tổng lực. Nhật Bản và Trung Quốc ở
trong thế giằng co. Người Nhật tiến vào Thượng Hải và nhanh chóng tới
Nam Kinh (thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc).
Ngày 13/12/1937, quân Nhật chiếm đóng thành phố mà không gặp khó khăn
nào. Cảm thấy bị sỉ nhục vì không chiếm được Trung Quốc trong vòng 3
tháng như đã hứa với Nhật hoàng, quân đội Nhật tiến hành chiến dịch
giết người, hãm hiếp và cướp phá để trả thù cho tới tháng 3/1938.
Theo ước tính của các sử gia và những tổ chức nhân đạo ở Nam Kinh vào
thời đó, 250.000-350.000 người đã bị giết, trong đó có nhiều phụ nữ,
trẻ em. Theo những người nước ngoài có mặt tại đây trong thời gian này,
20.000 phụ nữ đã bị cưỡng hiếp. Người Trung Quốc bị đưa đi hành quyết
bên bờ sông Trường Giang. Những đống thi thể người bị thiêu la liệt tại
đây. Những bức ảnh chụp lại thời đó cho thấy binh lính Nhật đứng cười
ngay bên cạnh đống xác nạn nhân.
Ở trong và ngoài thành phố, các thi thể phụ nữ nằm khắp nơi. Chẳng hạn,
trong một ngôi nhà gần cổng ZinZhong, một phụ nữ ở độ tuổi 60 nằm đó,
thi thể sưng húp lên; trên phố YangPi, một em gái đã chết, bụng bị mổ
và ruột bị moi ra ngoài, hai mắt em mở trừng trừng, miệng vẫn còn dính
máu. Trên phố GuYiDian, một em gái trạc 12 tuổi nằm đó, quần áo lót của
em bị xé rách, mắt em nhắm, miệng mở. Thực tế này cho thấy những phụ nữ
này không chỉ chết dưới bàn tay giết người của binh lính Nhật, mà họ
còn bị đe doạ trước khi chết.
Bên ngoài cổng HongWu, binh lính Nhật hãm hiếp một phụ nữ đang mang
thai rồi cắt bụng nạn nhân, lấy thai nhi ra ngoài. Trong một vụ khác,
binh lính Nhật muốn cưỡng hiếp một phụ nữ đang bụng mang dạ chửa, mẹ
chồng cô tìm mọi cách ngăn lại. Lập tức, bà bị đá, còn người con dâu bị
đâm. Lính Nhật còn dùng dao lấy bào thai ra ngoài.
Phóng viên Tillman Durdin của tờ New York Times đưa tin về thời kỳ đầu
cuộc thảm sát viết: "Tôi 29 tuổi và đó là câu chuyện lớn đầu tiên của
tôi cho tờ New York Times. Vì vậy, tôi lái xe xuống sát mặt nước. Tôi
phải vượt qua những đống xác người chất ở đó. Ôtô phải đi qua những xác
chết đó. Ở sát bờ sông, tôi thấy một đám sĩ quan Nhật hút thuốc, nói
chuyện giám sát việc thảm sát một tiểu đoàn lính Trung Quốc bị bắt.
Lính Nhật đi thành nhóm khoảng 15 người, được trang bị súng máy. 200
người bị hành quyết trong vòng 10 phút trong sự cổ vũ, tán dương của
các khán giả quân đội Nhật". Durdin kết luận vụ thảm sát Nam Kinh là
"một trong những tội ác dã man nhất thời hiện đại".
Nhà truyền giáo Thiên chúa giáo John Magee mô tả binh lính Nhật giết
không chỉ tất cả các tù nhân mà họ tìm thấy mà cả một số lượng lớn các
công dân bình thường ở mọi lứa tuổi. Nhiều người trong số này bị bắn hạ
giống như những con thỏ bị săn ngay giữa đường phố. Sau một tuần lính
Nhật tiến hành "giết, hiếp", Magee cùng các nhà truyền giáo phương tây
khác thiết lập một khu an toàn quốc tế.
Nhật ký của Minnie Vautrin, người phụ nữ Mỹ muốn giúp trong vụ thảm sát
Nam Kinh, đề ngày 16/12 có đoạn: "Hôm nay, có lẽ không có tội ác nào
xảy ra ở thành phố này. 30 em gái bị đưa khỏi trường ngôn ngữ (nơi tôi
làm việc) đêm qua, và hôm nay tôi nghe thấy nhiều câu chuyện đau lòng
của những em gái bị đưa ra khỏi nhà đêm qua - một trong những em đó mới
12 tuổi...".
Sau này, bà viết: "Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết mấy nghìn người
đã bị tàn sát. Vì trong nhiều trường hợp, xác họ bị tẩm dầu rồi thiêu.
Các thi thể cháy xém sẽ kể lại một vài bi kịch. Các sự kiện trong những
ngày tiếp sau đó càng ngày càng mập mờ. Tuy nhiên, chắc chắn là có
những câu chuyện để đời sẽ không xoá mờ khỏi tâm trí tôi cùng những
người ở Nam Kinh trong thời kỳ này".
Minnie Vautrin bị suy nhược thần kinh năm 1940 và trở lại Mỹ. Bà tự sát năm 1941.
John Rabe, thủ lĩnh đảng Quốc xã tại Nam Kinh, cũng hoảng sợ trước tội
ác của lính Nhật. Ông phụ trách khu vực an toàn quốc tế và đã kể lại
những gì đã chứng kiến, ghi lại trên phim. Tuy nhiên, tất cả những điều
này bị Đức Quốc xã cấm khi ông trở về Đức.
Sau khi Thế chiến II kết thúc, một trong những binh lính ở Nam Kinh đã
kể lại những gì đã thấy tận mắt. Azuma Shiro thừa nhận: "Có khoảng 37
ông già, bà già và trẻ em. Chúng tôi bắt họ và tập trung họ tại quảng
trường. Một phụ nữ ôm hai con ở hai cánh tay. Chúng tôi đâm và giết họ,
cả ba - giống như những củ khoai tây trên xiên nướng. Khi đó tôi nghĩ,
tôi mới xa quê được một tháng... và 30 ngày sau, tôi giết người mà
chẳng thấy động lòng".
Shiro phải hứng chịu hậu quả vì những lời thú nhận: "Khi một triển lãm
về chiến tranh mở ra ở Kyoto, tôi tới đó thú nhận. Người đầu tiên chỉ
trích tôi là một phụ nữ ở Tokyo. Cô ấy nói tôi đã gây tổn hại đến những
người quá cố. Cô ấy liên tục gọi điện cho tôi trong 3-4 ngày liền. Ngày
một nhiều thư được gửi đến cho tôi. Tình hình nghiêm trọng tới mức cảnh
sát phải bảo vệ tôi".
Tuy nhiên, lời thú nhận đó đã bị nhà chức trách cấp cao ở Nhật Bản coi
thường. Cựu bộ trưởng Tư pháp Shigeto Nagano khẳng định không có chuyện
thảm sát từng xảy ra và đó là sự thêu dệt của Trung Quốc. Bản thân
người Nhật cũng có ý kiến trái ngược về vấn đề này. Bộ phim Đừng khóc Nam Kinh do Trung Quốc và Hong Kong sản xuất năm 1995 phải mất vài năm sau mới được trình chiếu tại Nhật Bản.
Nhiều quan chức và sử gia Nhật Bản thừa nhận giết người, cưỡng hiếp đã
xảy ra, nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với các bản tin cũng như bài
phân tích. Giới chức và giới học giả nước này còn lập luận, dù thế nào
chăng nữa thì những chuyện đó xảy ra trong thời kỳ chiến tranh
Một số hình ảnh:
và quá nhiều các hình ảnh rùng rợn khác mà mình chưa từng thấy trên đời, không dám đưa lên đây! ray: Không thể tượng tượng đấy là hành động của những con người!ray:
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
vnstar- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 25
Age : 40
Location : http://vnstar.tk/
points :
Registration date : 13/01/2008
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
Sắp tới, tôi sẽ tổng hợp tất cả các nguồn ảnh thành một file .pdf. Hi vọng các bạn sẽ ủng hộ
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
27. Thảm sát Mỹ Lai
Thảm sát Sơn Mỹ hay thảm sát Mỹ Lai là một tội ác chiến tranh của quân
đội Mỹ đã xảy ra trong Chiến tranh Việt Nam tại làng Sơn Mỹ thuộc huyện
Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc
lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William
Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng.
Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của
làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông
dưới 60 tuổi và 60 người già. Gần như không một quân nhân nào chống lại
mệnh lệnh giết người. Chỉ có phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng
cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc
các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông
di tản đi. Đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương
Quân nhân (Soldier’s Medal) 30 năm sau đó cho hành động can thiệp này.
Ngay sau vụ việc các sĩ quan chỉ huy đã tìm cách che đậy thảm sát này.
Theo trình bày chính thức, tròn 20 thường dân đã chết không do cố ý
trong lúc chiến đấu chống lại Việt Cộng. Chỉ đến ngày 5 tháng 12 năm
1969 mới xuất hiện một bài báo tường trình đầy đủ về vụ thảm sát trên
tạp chí Life. Kế tiếp theo đó tạp chí Newsweek và Time cũng tường thuật
về vụ việc này. Cả thế giới đã bị sốc. Chỉ có 4 quân nhân bị đưa ra tòa
án quân sự. Người sĩ quan chỉ huy Calley bị tòa tuyên xử lao động bắt
buộc chung thân nhưng được tổng thống Mỹ Richard Nixon ân xá thành 3
năm quản thúc tại gia.
Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã
nhận giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật
của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người
nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân
đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác"
(body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các
sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người
ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng
cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không
có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên
kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công
bố câu chuyện và hình ảnh của ông.
Việc xuất bản này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cảm nghĩ của công
chúng về Chiến tranh Việt Nam, cả ở Mỹ lẫn trong toàn bộ thế giới
phương tây và đã góp phần quyết định vào việc tổng động viên của phong
trào chống chiến tranh.
(Sưu tầm)
Thảm sát Sơn Mỹ hay thảm sát Mỹ Lai là một tội ác chiến tranh của quân
đội Mỹ đã xảy ra trong Chiến tranh Việt Nam tại làng Sơn Mỹ thuộc huyện
Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 714x486. |
Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc
lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William
Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng.
Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của
làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông
dưới 60 tuổi và 60 người già. Gần như không một quân nhân nào chống lại
mệnh lệnh giết người. Chỉ có phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng
cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc
các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông
di tản đi. Đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương
Quân nhân (Soldier’s Medal) 30 năm sau đó cho hành động can thiệp này.
Ngay sau vụ việc các sĩ quan chỉ huy đã tìm cách che đậy thảm sát này.
Theo trình bày chính thức, tròn 20 thường dân đã chết không do cố ý
trong lúc chiến đấu chống lại Việt Cộng. Chỉ đến ngày 5 tháng 12 năm
1969 mới xuất hiện một bài báo tường trình đầy đủ về vụ thảm sát trên
tạp chí Life. Kế tiếp theo đó tạp chí Newsweek và Time cũng tường thuật
về vụ việc này. Cả thế giới đã bị sốc. Chỉ có 4 quân nhân bị đưa ra tòa
án quân sự. Người sĩ quan chỉ huy Calley bị tòa tuyên xử lao động bắt
buộc chung thân nhưng được tổng thống Mỹ Richard Nixon ân xá thành 3
năm quản thúc tại gia.
Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã
nhận giải thưởng Pulitzer về tường thuật quốc tế năm 1970. Tường thuật
của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người
nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân
đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác"
(body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các
sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người
ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng
cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không
có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên
kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công
bố câu chuyện và hình ảnh của ông.
Việc xuất bản này đã đánh dấu một bước ngoặt trong cảm nghĩ của công
chúng về Chiến tranh Việt Nam, cả ở Mỹ lẫn trong toàn bộ thế giới
phương tây và đã góp phần quyết định vào việc tổng động viên của phong
trào chống chiến tranh.
(Sưu tầm)
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
28. Ất Dậu 1945: năm khủng khiếp!
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong
khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000
đến 2 triệu người dân chết đói.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn
khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết
đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy
tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai tại Hà Nội ra
lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo
số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ
nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc.
Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại
Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết.
Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ
cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu
người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2
triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những
người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là
điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng
9 năm 1945.
Bức ảnh Hai em bé ở Thái Bình được coi là biểu tượng của nạn đói năm 1945:
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội) - Ảnh: Võ An Ninh
G]
Vợ chết rồi, chồng nhìn con, chờ đến lượt mình rồi con mình ngã xuống - Ảnh: Võ An Ninh
Người chết đói bên đường
và một số hình ảnh khác:
Các bro tham khảo thêm bài viết này nữa cho nó dễ hình dung:
Hành trình của những “hồn ma”
Đoạn trường đày ải
Nghe chúng tôi nhắc tới hình ảnh những người đói kéo nhau lên Hà Nội,
bà Chén (xã Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) cố ngước đôi mắt mù lòa,
lẩy bẩy đôi chân còm nhưng đã phù đỏ để đi ra ngõ. Bà nhớ từ cái ngõ
này, 60 năm trước bà đã ôm con hòa cùng đoàn người lê theo sự dẫn dắt
của cái đói.
Đi đâu, về đâu thì không ai biết nhưng cứ từng đoàn từng đoàn rách
rưới, giơ xương, trũng mắt như quỉ đói âm thầm, dắt díu nhau đi. Họ
không phân biệt được nam nữ, già trẻ. Chỉ có thể thấy những thân hình
dài ngắn không đều mà đoán trẻ con hay người lớn mà thôi. Họ đi chậm.
Không ồn ào, không cười nói. Thỉnh thoảng có người đổ gục xuống đường
không giãy giụa. Nhiều thây người bất động, mắt mở trừng trừng không
biết sống hay chết.
Tại các cổng chợ, ngã ba, đầu cầu, gốc cây họ nằm ngồi la liệt chìa tay
ăn xin hay bới tìm lục lọi. Ngay đầu chợ, một người đàn bà có vẻ giàu
có đi ngang qua, không hiểu bà ta kinh tởm hay ốm đau thế nào mà ôm
bụng gập người nôn thốc nôn tháo. Hai ba đứa trẻ vội lao vào tranh nhau
bốc bãi nôn, hối hả nhét vào mồm…
Bà Chén cũng gặp nhiều người ôm con nhỏ như mình. Những đứa trẻ còn sức
thì khóc, không còn thì lả gục trên vai mẹ. Một người đàn bà xin được
chút gì đó để ăn, bà ta kéo đầu con để chia cho nó. Gọi hồi lâu người
mẹ ấy mới biết con mình đã chết tự khi nào. Trong góc chợ lại có một
người đàn bà nhe răng, trợn mắt nằm co quắp chết bên hai đứa trẻ.
Thằng bé chắc chừng một tuổi không biết gì cứ hì hục nhay vú mẹ cho đến
tận lúc tối trời. Bà Chén đi hai ngày một đêm như thế thì đến thị xã
Thái Bình… Một số chết, một số ở lại, còn bà Chén và những đoàn người
đói rách vô hồn đó cứ như thế tiếp tục đi lên Hà Nội…
Trong Viện Sử học VN có lưu một bức thư của một tác giả nước ngoài là
Vespy viết tháng 4-1945 tả về thảm cảnh của những cuộc hành trình này:
“Họ đi thành rặng dài bất tuyệt, người nào người ấy rúm người dưới sự
nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc giơ xương, ngay cả những thiếu nữ
đến tuổi dậy thì đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế.
Thỉnh thoảng họ dừng lại vuốt mắt cho một người trong bọn đã ngã và
không bao giờ dậy được nữa, hay để lột một miếng giẻ rách không biết
gọi là gì cho đúng để che thân người đó. Nhìn những hình người xấu hơn
con vật xấu nhất, nhìn thấy những xác chết nằm co quắp cạnh đường chỉ
có vài nhành rơm vừa làm quần áo vừa làm vải liệm, người ta thật lấy
làm xấu hổ cho cái kiếp con người”.
Nhân tính tiêu tan... vì đói
Lục tìm trong tâm khảm sâu thẳm, đau đớn nhưng chắc hẳn còn sáng rõ của
mình, bà Chén nói: “Ánh mắt người đói lúc đó không có màu, không có
thần. Nhiều lúc họ xử với nhau như thú đói, không nhân tính...”. Bà
Chén lúc ấy bế một đứa con nhỏ trên tay. Dành dụm suốt từ đầu vụ đói,
bà còn được mấy hào trong túi để dành cho chuyến đi này.
Chợ Bo (thị xã Thái Bình) lúc đó là một bãi đất được căng lên những
mảnh nilông, đay hay lá khô trên những chiếc cọc tre xiêu vẹo. Cả một
biển người nằm ngồi lê la bới rác, xin ăn chập chờn như những bóng ma.
Vài người ngồi xổm ánh mắt láo liên đầy cảnh giác bên những cái thúng
úp mẹt và thường là có thêm một, hai người đàn ông to khỏe dựng đòn
gánh đứng bên.
Đó là những người bán hàng. Khoai, ngô, hay bánh cám, bánh đúc… trộn
đầy trấu hoặc mùn cưa… Ai mua hàng phải chìa tiền. Đứng tới nửa ngày bà
Chén mới cảm thấy có thể an toàn để lại gần người bán bánh hỏi mua. Thế
nhưng đang định xé bánh cho con thì cả đám người đang nằm như thây ma
vùng dậy vồ lấy mẹ con bà, tranh nhau chiếc bánh.
Những ngày sau, trên dặm hành trình địa ngục ấy, tất cả số tiền bà có
đủ để mua ba chiếc bánh thì bà đều bị cướp hết. Cuối cùng bà cũng chỉ
còn cách chờ nhặt rác rưởi, cọng rau, xin ăn và tham gia cướp của kẻ
khác như họ đã cướp của bà để ăn. Bà không nhớ mình đi mấy ngày, mấy
tuần hay mấy tháng thì tới Hà Nội.
Con trai bà Chén năm nay cũng đã ngoài 60 tuổi. Anh nói: “Những câu
chuyện cướp bóc, thú tính trong nạn đói, 60 năm qua mẹ tôi không bao
giờ muốn nhắc lại. Chỉ có một lần bà kể cho tôi nghe một câu chuyện
kinh hoàng: khi bế con đi Hà Nội, qua sông Long Hầu bà thấy có hai bố
con nhà nọ đói lả, phù thũng, chắc là sắp đến lúc chết. Người con chừng
7-10 tuổi.
Không hiểu lúc ấy họ kiếm được thứ gì, chắc là có thể ăn được nên hai
người tranh nhau rất dữ. Đứa con co cả người nắm chặt tay bố. Hồi lâu
đẩy con ra không được, người cha liền co chân đạp con xuống cầu. Đứa
trẻ cố níu lấy thành cầu, hai mắt không rời miếng ăn trên tay bố. Người
cha lúc ấy kiên quyết hơn và ông ta đã đạp được đứa con rơi xuống nước
rồi ngấu nghiến nhét thứ đó vào mồm...”.
Theo điều tra của Viện Sử học tại xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa:
ông Viên Đình Hữu đói quá quẳng con trai 4 tuổi xuống sông Đơ. Ông
Hoàng Bảo ở xóm Cháy (Đông Hưng, Thái Bình) thấy bố của ông Bắc (cùng
xóm) thổi nồi cơm. Ông Bắc bóp cổ bố đến chết để ăn một mình...
Suốt chặng đường khổ ải từ quê nhà lên Hà Nội, bà Chén còn gặp rất
nhiều cảnh mẹ bỏ rơi con, chồng chạy trốn vợ, rồi cướp bóc, giết chóc
lẫn nhau vì miếng ăn một cách đau thương và rùng rợn như vậy. Nhưng Hà
Nội lúc này cũng là địa ngục...
Hà Nội - điểm hẹn sinh tồn
Ông Nguyễn Ngọc Liên, 82 tuổi, hiện trú tại phòng 105, nhà C6, khu tập
thể Kim Liên, Hà Nội kể: “Ngày đó nhà tôi ở 233 phố Huế. Bắt đầu từ mùa
đông năm 1944, tôi đã thấy những đoàn hình nhân vô cùng thảm hại ùn ùn
dắt nhau qua các phố.
Áo quần họ là miếng giẻ buộc túm dính vào những bộ xương lắc lư. Những
cái đầu trơ sọ, đính hai con mắt vàng trũng thất thần. Ban đầu người
hàng phố cho họ ăn những thứ có thể, nhưng càng ngày họ đến càng đông,
hết lớp này đến lớp khác. Họ nằm, bò, lê và chết gục khắp đường, ngõ,
vỉa hè...
Ai còn sống thì cứ lang thang xin ăn, không ít trường hợp cướp giật,
móc mồm người khác giành ăn. Của bố thí không thể đủ cho đoàn người đói
khát. Họ chết ngày một nhiều. Một buổi sáng tôi vừa mở cửa thì hai xác
chết lạnh cứng đổ ập vào tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được
cảm giác hãi hùng và xót thương lúc đó”.
Ông Đặng Văn Cự - 87 tuổi, hiện ở phường Giáp Bát, Hai Bà Trưng (Hà
Nội) - nói: “Ban đầu cũng chia sẻ với bà con nhưng chúng tôi cũng đói,
lương thực cạn kiệt và trước cảnh tàn ác của Pháp - Nhật thì cũng không
dám chắc mai này mình có thoát cảnh ma đói hay không.
Trong thành phố, nhiều thanh niên, nhà hảo tâm thành lập đoàn khất thực
có trung tâm ở phố Hàng Da, quyên góp cơm cháo chia cho bà con. Nhưng
vì số lượng quá lớn, tổ chức chỉ là tình cảm của một số người có điều
kiện nên đoàn khất thực tồn tại không được bao lâu.
Chúng tôi cũng bị cướp giật bánh trái, ngô khoai, nhưng không ai nỡ
đánh đập người đói mà chỉ tránh né. Người làng tôi bán bánh thì làm
bằng đất bày ở quầy, mẹt, thúng. Ai mua thì mới đến chỗ khác lấy bánh
thật ra. Ai cướp thì chỉ cướp được bánh đất mà thôi”.
Cảnh người đói sinh trộm cướp và bị giết chóc thì nhiều lắm. Ông Liên
nhớ: một buổi chiều trên đường Trần Quang Khải bây giờ. Một đoàn bốn
chiếc xe bò chở những bì lúa chất cao 3-4m. Mỗi xe có một người kéo và
bốn người đẩy. Phía trước và sau có 9-10 tên lính Nhật súng gươm tuốt
trần áp tải.
Một người trong đám phu xe, bí mật dùng một chiếc dùi thép chừng 20
phân đâm một lỗ nhỏ vào bao lúa và gí một chiếc túi vải con vào hứng
dòng lúa chảy. Tên lính Nhật phát hiện. Không nói gì, hắn dùng mũi kiếm
đâm xuyên lưng người móc gạo. Nạn nhân rú lên một tiếng rồi đổ gục
xuống đường, lênh láng máu. Đoàn xe vẫn tiếp tục đi...
Những dòng người khất thực đã kéo nhau đi trong đói lả vật vờ... Rồi họ
cũng tìm đến điểm cuối cùng của cuộc hành trình - nơi chấm dứt mọi nỗi
dày vò đau đớn của một kiếp người. Của triệu kiếp người...
Nạn đói năm Ất Dậu là một nạn đói xảy ra tại miền Bắc Việt Nam trong
khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 làm khoảng từ 400.000
đến 2 triệu người dân chết đói.
Không có số liệu chính xác về số người đã chết đói, nhưng một số nguồn
khác nhau ước tính là từ khoảng 400.000 đến 2 triệu người đã bị chết
đói tại miền bắc Việt Nam trong thời điểm này. Tháng 5 năm 1945, bảy
tháng sau khi trận đói bùng nổ tại miền bắc, toà khâm sai tại Hà Nội ra
lệnh cho các tỉnh miền Bắc phúc trình về tổn thất. Có 20 tỉnh báo cáo
số người chết vì đói ở miền bắc là hơn 380.000, chết vì bệnh – không rõ
nguyên nhân – là hơn 20.000, tổng cộng 400.000 cho riêng miền bắc.
Tháng 10 năm 1945, theo báo cáo của một quan chức quân sự của Pháp tại
Đông Dương khi đó là tướng Mordant thì khoảng nửa triệu người chết.
Toàn quyền Pháp Jean Decoux thì viết trong hồi ký của ông về thời kỳ
cầm quyền tại Đông Dương "À la barre de l’Indochine" – là có 1 triệu
người miền Bắc chết đói. Các nhà sử học Việt Nam ước đoán là từ 1 đến 2
triệu. Nhiều nhà sử học sau này nêu con số 1 triệu trong khi những
người sinh sống tại miền Bắc khi đó thì thiên về con số 2 triệu, là
điều Hồ Chí Minh có nhắc đến trong bài Tuyên ngôn Độc lập ngày 2 tháng
9 năm 1945.
Bức ảnh Hai em bé ở Thái Bình được coi là biểu tượng của nạn đói năm 1945:
Những người chết đói ở trại Giáp Bát được cải táng về nghĩa trang Hợp Thiện (Hà Nội) - Ảnh: Võ An Ninh
G]
Vợ chết rồi, chồng nhìn con, chờ đến lượt mình rồi con mình ngã xuống - Ảnh: Võ An Ninh
Người chết đói bên đường
và một số hình ảnh khác:
Các bro tham khảo thêm bài viết này nữa cho nó dễ hình dung:
Hành trình của những “hồn ma”
Đoạn trường đày ải
Nghe chúng tôi nhắc tới hình ảnh những người đói kéo nhau lên Hà Nội,
bà Chén (xã Tây Lương, Tiền Hải, Thái Bình) cố ngước đôi mắt mù lòa,
lẩy bẩy đôi chân còm nhưng đã phù đỏ để đi ra ngõ. Bà nhớ từ cái ngõ
này, 60 năm trước bà đã ôm con hòa cùng đoàn người lê theo sự dẫn dắt
của cái đói.
Đi đâu, về đâu thì không ai biết nhưng cứ từng đoàn từng đoàn rách
rưới, giơ xương, trũng mắt như quỉ đói âm thầm, dắt díu nhau đi. Họ
không phân biệt được nam nữ, già trẻ. Chỉ có thể thấy những thân hình
dài ngắn không đều mà đoán trẻ con hay người lớn mà thôi. Họ đi chậm.
Không ồn ào, không cười nói. Thỉnh thoảng có người đổ gục xuống đường
không giãy giụa. Nhiều thây người bất động, mắt mở trừng trừng không
biết sống hay chết.
Tại các cổng chợ, ngã ba, đầu cầu, gốc cây họ nằm ngồi la liệt chìa tay
ăn xin hay bới tìm lục lọi. Ngay đầu chợ, một người đàn bà có vẻ giàu
có đi ngang qua, không hiểu bà ta kinh tởm hay ốm đau thế nào mà ôm
bụng gập người nôn thốc nôn tháo. Hai ba đứa trẻ vội lao vào tranh nhau
bốc bãi nôn, hối hả nhét vào mồm…
Bà Chén cũng gặp nhiều người ôm con nhỏ như mình. Những đứa trẻ còn sức
thì khóc, không còn thì lả gục trên vai mẹ. Một người đàn bà xin được
chút gì đó để ăn, bà ta kéo đầu con để chia cho nó. Gọi hồi lâu người
mẹ ấy mới biết con mình đã chết tự khi nào. Trong góc chợ lại có một
người đàn bà nhe răng, trợn mắt nằm co quắp chết bên hai đứa trẻ.
Thằng bé chắc chừng một tuổi không biết gì cứ hì hục nhay vú mẹ cho đến
tận lúc tối trời. Bà Chén đi hai ngày một đêm như thế thì đến thị xã
Thái Bình… Một số chết, một số ở lại, còn bà Chén và những đoàn người
đói rách vô hồn đó cứ như thế tiếp tục đi lên Hà Nội…
Trong Viện Sử học VN có lưu một bức thư của một tác giả nước ngoài là
Vespy viết tháng 4-1945 tả về thảm cảnh của những cuộc hành trình này:
“Họ đi thành rặng dài bất tuyệt, người nào người ấy rúm người dưới sự
nghèo khổ, toàn thân lõa lồ, gầy guộc giơ xương, ngay cả những thiếu nữ
đến tuổi dậy thì đáng lẽ hết sức e thẹn cũng thế.
Thỉnh thoảng họ dừng lại vuốt mắt cho một người trong bọn đã ngã và
không bao giờ dậy được nữa, hay để lột một miếng giẻ rách không biết
gọi là gì cho đúng để che thân người đó. Nhìn những hình người xấu hơn
con vật xấu nhất, nhìn thấy những xác chết nằm co quắp cạnh đường chỉ
có vài nhành rơm vừa làm quần áo vừa làm vải liệm, người ta thật lấy
làm xấu hổ cho cái kiếp con người”.
Nhân tính tiêu tan... vì đói
Lục tìm trong tâm khảm sâu thẳm, đau đớn nhưng chắc hẳn còn sáng rõ của
mình, bà Chén nói: “Ánh mắt người đói lúc đó không có màu, không có
thần. Nhiều lúc họ xử với nhau như thú đói, không nhân tính...”. Bà
Chén lúc ấy bế một đứa con nhỏ trên tay. Dành dụm suốt từ đầu vụ đói,
bà còn được mấy hào trong túi để dành cho chuyến đi này.
Chợ Bo (thị xã Thái Bình) lúc đó là một bãi đất được căng lên những
mảnh nilông, đay hay lá khô trên những chiếc cọc tre xiêu vẹo. Cả một
biển người nằm ngồi lê la bới rác, xin ăn chập chờn như những bóng ma.
Vài người ngồi xổm ánh mắt láo liên đầy cảnh giác bên những cái thúng
úp mẹt và thường là có thêm một, hai người đàn ông to khỏe dựng đòn
gánh đứng bên.
Đó là những người bán hàng. Khoai, ngô, hay bánh cám, bánh đúc… trộn
đầy trấu hoặc mùn cưa… Ai mua hàng phải chìa tiền. Đứng tới nửa ngày bà
Chén mới cảm thấy có thể an toàn để lại gần người bán bánh hỏi mua. Thế
nhưng đang định xé bánh cho con thì cả đám người đang nằm như thây ma
vùng dậy vồ lấy mẹ con bà, tranh nhau chiếc bánh.
Những ngày sau, trên dặm hành trình địa ngục ấy, tất cả số tiền bà có
đủ để mua ba chiếc bánh thì bà đều bị cướp hết. Cuối cùng bà cũng chỉ
còn cách chờ nhặt rác rưởi, cọng rau, xin ăn và tham gia cướp của kẻ
khác như họ đã cướp của bà để ăn. Bà không nhớ mình đi mấy ngày, mấy
tuần hay mấy tháng thì tới Hà Nội.
Con trai bà Chén năm nay cũng đã ngoài 60 tuổi. Anh nói: “Những câu
chuyện cướp bóc, thú tính trong nạn đói, 60 năm qua mẹ tôi không bao
giờ muốn nhắc lại. Chỉ có một lần bà kể cho tôi nghe một câu chuyện
kinh hoàng: khi bế con đi Hà Nội, qua sông Long Hầu bà thấy có hai bố
con nhà nọ đói lả, phù thũng, chắc là sắp đến lúc chết. Người con chừng
7-10 tuổi.
Không hiểu lúc ấy họ kiếm được thứ gì, chắc là có thể ăn được nên hai
người tranh nhau rất dữ. Đứa con co cả người nắm chặt tay bố. Hồi lâu
đẩy con ra không được, người cha liền co chân đạp con xuống cầu. Đứa
trẻ cố níu lấy thành cầu, hai mắt không rời miếng ăn trên tay bố. Người
cha lúc ấy kiên quyết hơn và ông ta đã đạp được đứa con rơi xuống nước
rồi ngấu nghiến nhét thứ đó vào mồm...”.
Theo điều tra của Viện Sử học tại xã Quảng Đại, Quảng Xương, Thanh Hóa:
ông Viên Đình Hữu đói quá quẳng con trai 4 tuổi xuống sông Đơ. Ông
Hoàng Bảo ở xóm Cháy (Đông Hưng, Thái Bình) thấy bố của ông Bắc (cùng
xóm) thổi nồi cơm. Ông Bắc bóp cổ bố đến chết để ăn một mình...
Suốt chặng đường khổ ải từ quê nhà lên Hà Nội, bà Chén còn gặp rất
nhiều cảnh mẹ bỏ rơi con, chồng chạy trốn vợ, rồi cướp bóc, giết chóc
lẫn nhau vì miếng ăn một cách đau thương và rùng rợn như vậy. Nhưng Hà
Nội lúc này cũng là địa ngục...
Hà Nội - điểm hẹn sinh tồn
Ông Nguyễn Ngọc Liên, 82 tuổi, hiện trú tại phòng 105, nhà C6, khu tập
thể Kim Liên, Hà Nội kể: “Ngày đó nhà tôi ở 233 phố Huế. Bắt đầu từ mùa
đông năm 1944, tôi đã thấy những đoàn hình nhân vô cùng thảm hại ùn ùn
dắt nhau qua các phố.
Áo quần họ là miếng giẻ buộc túm dính vào những bộ xương lắc lư. Những
cái đầu trơ sọ, đính hai con mắt vàng trũng thất thần. Ban đầu người
hàng phố cho họ ăn những thứ có thể, nhưng càng ngày họ đến càng đông,
hết lớp này đến lớp khác. Họ nằm, bò, lê và chết gục khắp đường, ngõ,
vỉa hè...
Ai còn sống thì cứ lang thang xin ăn, không ít trường hợp cướp giật,
móc mồm người khác giành ăn. Của bố thí không thể đủ cho đoàn người đói
khát. Họ chết ngày một nhiều. Một buổi sáng tôi vừa mở cửa thì hai xác
chết lạnh cứng đổ ập vào tôi. Đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được
cảm giác hãi hùng và xót thương lúc đó”.
Ông Đặng Văn Cự - 87 tuổi, hiện ở phường Giáp Bát, Hai Bà Trưng (Hà
Nội) - nói: “Ban đầu cũng chia sẻ với bà con nhưng chúng tôi cũng đói,
lương thực cạn kiệt và trước cảnh tàn ác của Pháp - Nhật thì cũng không
dám chắc mai này mình có thoát cảnh ma đói hay không.
Trong thành phố, nhiều thanh niên, nhà hảo tâm thành lập đoàn khất thực
có trung tâm ở phố Hàng Da, quyên góp cơm cháo chia cho bà con. Nhưng
vì số lượng quá lớn, tổ chức chỉ là tình cảm của một số người có điều
kiện nên đoàn khất thực tồn tại không được bao lâu.
Chúng tôi cũng bị cướp giật bánh trái, ngô khoai, nhưng không ai nỡ
đánh đập người đói mà chỉ tránh né. Người làng tôi bán bánh thì làm
bằng đất bày ở quầy, mẹt, thúng. Ai mua thì mới đến chỗ khác lấy bánh
thật ra. Ai cướp thì chỉ cướp được bánh đất mà thôi”.
Cảnh người đói sinh trộm cướp và bị giết chóc thì nhiều lắm. Ông Liên
nhớ: một buổi chiều trên đường Trần Quang Khải bây giờ. Một đoàn bốn
chiếc xe bò chở những bì lúa chất cao 3-4m. Mỗi xe có một người kéo và
bốn người đẩy. Phía trước và sau có 9-10 tên lính Nhật súng gươm tuốt
trần áp tải.
Một người trong đám phu xe, bí mật dùng một chiếc dùi thép chừng 20
phân đâm một lỗ nhỏ vào bao lúa và gí một chiếc túi vải con vào hứng
dòng lúa chảy. Tên lính Nhật phát hiện. Không nói gì, hắn dùng mũi kiếm
đâm xuyên lưng người móc gạo. Nạn nhân rú lên một tiếng rồi đổ gục
xuống đường, lênh láng máu. Đoàn xe vẫn tiếp tục đi...
Những dòng người khất thực đã kéo nhau đi trong đói lả vật vờ... Rồi họ
cũng tìm đến điểm cuối cùng của cuộc hành trình - nơi chấm dứt mọi nỗi
dày vò đau đớn của một kiếp người. Của triệu kiếp người...
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
29. Thảm sát Katyn
Thảm sát Katyń, hay Thảm sát Rừng Katyń, là vụ Liên Xô hành quyết hàng
loạt các công dân Ba Lan trong Đệ nhị thế chiến. Thoạt tiên cụm từ này
chỉ vụ thảm sát các sĩ quan Ba Lan bị giam ở trại Kozelsk trong khu
rừng Katyń gần làng Gnezdovo, cách không xa Smolensk. Về sau, nó bao
hàm cả việc giết hại khoảng 22.000 công dân Ba Lan, tù binh ở các trại
Kozelsk, Starobelsk và Ostashkov và tù nhân ở các nhà lao ở Tây
Belarus, Tây Ukraina, bị bắn theo lệnh Stalin trong khu rừng Katyn và
tù nhân ở Kalinin (Tver), Kharkov và các thành phố khác của Liên Xô.
Sau khi Đức Quốc Xã và Liên Xô tấn công và đánh bại Ba Lan vào tháng 9
năm 1939, nhiều người Ba Lan đã bị bắt làm tù binh. Họ bị giam trong
nhiều trại tù như Ostashkov, Kozelsk và Starobelsk. Kozelsk và
Starobelsk chủ yếu dành cho sĩ quan, còn Ostashkov thì dành cho thám
tử, sen đầm, cảnh sát và giám ngục. Trái với một nhầm lẫn phổ biến,
trong số 15.000 tù binh trong các trại này chỉ có chừng 8.000 sĩ quan.
Do chế độ quân dịch cưỡng bách của Ba Lan bắt buộc mọi sinh viên tốt
nghiệp đại học phải làm sĩ quan dự bị, nên phe Xô Viết đã bắt phần lớn
giới trí thức Ba Lan, người Do Thái và Belarus.
Ngày 5 tháng 3 năm 1940, theo một tờ trình do Dân uỷ Nội vụ (bộ trưởng
nội vụ) Lavrenty Pavlovich Beria trình lên Stalin, các uỷ viên Bộ Chính
trị Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản toàn liên bang – Stalin, Kliment
Yefremovich Voroshilov, Vyacheslav Mikhailovich Molotov, Anastas
Ivanovich Mikoyan, Mikhail Ivanovich Kalinin, Lazar Moiseyevich
Kaganovich và Lavrenty Beria – ký lệnh hành quyết bọn "dân tộc chủ
nghĩa và phản cách mạng" đang bị giam trong các trại và nhà lao ở các
phần lãnh thổ bị chiếm đóng miền Tây Ukraina và Belarus. Kết quả là
khoảng 22.000 công dân Ba Lan đã bị giết hại, trong đó có chừng 15.000
tù binh. Định nghĩa rộng rãi những kẻ tội đồ đã chụp lên một số đáng kể
giới trí thức Ba Lan, thêm vào số cảnh sát, sĩ quan chính quy và dự bị.
Một số hình ảnh:
Bro nào muốn tham khảo thêm thì vào đây:
http://www.katyn.org.au/naziphotos.html
30. Thảm hoạ Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004
Thảm hoạ Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng
khoa học như là Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, là một trận động đất xảy
ra dưới đáy biển lúc 00:58:53 UTC (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26
tháng 12 năm 2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần
chết người lan toả khắp Ấn Độ Dương, cướp sinh mạng một số lượng lớn cư
dân và tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri
Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và những nơi khác. Từ những ước tính ban đầu,
người ta cho rằng hơn 283.100 người chết, nhưng những phân tích mới đây
cho thấy con số tử vong chính xác là 186.983, với 42.883 trường hợp mất
tích, trong tổng số 229.886 nạn nhân. Cho đến nay, thiên tai này là một
trong những thảm hoạ gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện
đại. Các phương tiện truyền thông quốc tế và người dân châu Á gọi nó là
Sóng thần Á châu, trong khi tại Úc, Tân Tây Lan, Canada và Anh người ta
gọi nó là Sóng thần ngày lễ Từ thiện (Boxing Day) bởi vì nó xảy ra ngay
vào ngày lễ này.
Cường độ của trận động đất lúc đầu đo được 9.0 (trên thang Richter),
nhưng sau tăng lên ở khoảng giữa 9.1 và 9.3. Với cường độ này, đây là
trận động đất lớn thứ hai từng được ghi nhận bởi địa chấn kế, chỉ đứng
sau trận động đất lớn ở Chile ngày 22 tháng 5 năm 1960 có cường độ 9.5.
Cơn địa chấn Ấn Độ Dương làm rung chuyển mặt đất với cường độ 100 lần
mạnh hơn trận động đất Loma Prieta xảy ra năm 1989. Nó có thời gian kéo
dài lâu nhất mà người ta có thể ghi nhận được, từ 500 đến 600 giây. Độ
lan toả của nó đủ lớn để có thể khiến tinh cầu của chúng ta dịch chuyển
ít nhất là nửa inch, tức là hơn một centimeter. Nó cũng kích hoạt các
trận động đất ở những khu vực khác, đến tận Alaska.
Cơn địa chấn khủng khiếp này khởi phát ở Ấn Độ Dương ngay phía bắc đảo
Simeulue, ngoài khơi bờ biển phía tây của miền bắc Sumatra, Indonesia.
Những đợt sóng thần sản sinh từ nó đã tàn phá vùng duyên hải Indonesia,
Sri Lanka, Nam Phi, Thái Lan và những quốc gia khác với những con sóng
cao đến 30 m (100 ft), gây thiệt hại nghiêm trọng và mang chết chóc đến
tận bờ biển phía đông châu Phi, nơi xa nhất có ghi nhận tử vong do sóng
thần là ở Cảng Elizabeth, Nam Phi, 8000 km (5.000 ml) cách xa tâm chấn.
Và đây là hậu quả của nó:
__________________
Thảm sát Katyń, hay Thảm sát Rừng Katyń, là vụ Liên Xô hành quyết hàng
loạt các công dân Ba Lan trong Đệ nhị thế chiến. Thoạt tiên cụm từ này
chỉ vụ thảm sát các sĩ quan Ba Lan bị giam ở trại Kozelsk trong khu
rừng Katyń gần làng Gnezdovo, cách không xa Smolensk. Về sau, nó bao
hàm cả việc giết hại khoảng 22.000 công dân Ba Lan, tù binh ở các trại
Kozelsk, Starobelsk và Ostashkov và tù nhân ở các nhà lao ở Tây
Belarus, Tây Ukraina, bị bắn theo lệnh Stalin trong khu rừng Katyn và
tù nhân ở Kalinin (Tver), Kharkov và các thành phố khác của Liên Xô.
Sau khi Đức Quốc Xã và Liên Xô tấn công và đánh bại Ba Lan vào tháng 9
năm 1939, nhiều người Ba Lan đã bị bắt làm tù binh. Họ bị giam trong
nhiều trại tù như Ostashkov, Kozelsk và Starobelsk. Kozelsk và
Starobelsk chủ yếu dành cho sĩ quan, còn Ostashkov thì dành cho thám
tử, sen đầm, cảnh sát và giám ngục. Trái với một nhầm lẫn phổ biến,
trong số 15.000 tù binh trong các trại này chỉ có chừng 8.000 sĩ quan.
Do chế độ quân dịch cưỡng bách của Ba Lan bắt buộc mọi sinh viên tốt
nghiệp đại học phải làm sĩ quan dự bị, nên phe Xô Viết đã bắt phần lớn
giới trí thức Ba Lan, người Do Thái và Belarus.
Ngày 5 tháng 3 năm 1940, theo một tờ trình do Dân uỷ Nội vụ (bộ trưởng
nội vụ) Lavrenty Pavlovich Beria trình lên Stalin, các uỷ viên Bộ Chính
trị Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản toàn liên bang – Stalin, Kliment
Yefremovich Voroshilov, Vyacheslav Mikhailovich Molotov, Anastas
Ivanovich Mikoyan, Mikhail Ivanovich Kalinin, Lazar Moiseyevich
Kaganovich và Lavrenty Beria – ký lệnh hành quyết bọn "dân tộc chủ
nghĩa và phản cách mạng" đang bị giam trong các trại và nhà lao ở các
phần lãnh thổ bị chiếm đóng miền Tây Ukraina và Belarus. Kết quả là
khoảng 22.000 công dân Ba Lan đã bị giết hại, trong đó có chừng 15.000
tù binh. Định nghĩa rộng rãi những kẻ tội đồ đã chụp lên một số đáng kể
giới trí thức Ba Lan, thêm vào số cảnh sát, sĩ quan chính quy và dự bị.
Một số hình ảnh:
Bro nào muốn tham khảo thêm thì vào đây:
http://www.katyn.org.au/naziphotos.html
30. Thảm hoạ Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004
Thảm hoạ Sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng
khoa học như là Cơn địa chấn Sumatra-Andaman, là một trận động đất xảy
ra dưới đáy biển lúc 00:58:53 UTC (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26
tháng 12 năm 2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần
chết người lan toả khắp Ấn Độ Dương, cướp sinh mạng một số lượng lớn cư
dân và tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri
Lanka, Ấn Độ, Thái Lan và những nơi khác. Từ những ước tính ban đầu,
người ta cho rằng hơn 283.100 người chết, nhưng những phân tích mới đây
cho thấy con số tử vong chính xác là 186.983, với 42.883 trường hợp mất
tích, trong tổng số 229.886 nạn nhân. Cho đến nay, thiên tai này là một
trong những thảm hoạ gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện
đại. Các phương tiện truyền thông quốc tế và người dân châu Á gọi nó là
Sóng thần Á châu, trong khi tại Úc, Tân Tây Lan, Canada và Anh người ta
gọi nó là Sóng thần ngày lễ Từ thiện (Boxing Day) bởi vì nó xảy ra ngay
vào ngày lễ này.
Cường độ của trận động đất lúc đầu đo được 9.0 (trên thang Richter),
nhưng sau tăng lên ở khoảng giữa 9.1 và 9.3. Với cường độ này, đây là
trận động đất lớn thứ hai từng được ghi nhận bởi địa chấn kế, chỉ đứng
sau trận động đất lớn ở Chile ngày 22 tháng 5 năm 1960 có cường độ 9.5.
Cơn địa chấn Ấn Độ Dương làm rung chuyển mặt đất với cường độ 100 lần
mạnh hơn trận động đất Loma Prieta xảy ra năm 1989. Nó có thời gian kéo
dài lâu nhất mà người ta có thể ghi nhận được, từ 500 đến 600 giây. Độ
lan toả của nó đủ lớn để có thể khiến tinh cầu của chúng ta dịch chuyển
ít nhất là nửa inch, tức là hơn một centimeter. Nó cũng kích hoạt các
trận động đất ở những khu vực khác, đến tận Alaska.
Cơn địa chấn khủng khiếp này khởi phát ở Ấn Độ Dương ngay phía bắc đảo
Simeulue, ngoài khơi bờ biển phía tây của miền bắc Sumatra, Indonesia.
Những đợt sóng thần sản sinh từ nó đã tàn phá vùng duyên hải Indonesia,
Sri Lanka, Nam Phi, Thái Lan và những quốc gia khác với những con sóng
cao đến 30 m (100 ft), gây thiệt hại nghiêm trọng và mang chết chóc đến
tận bờ biển phía đông châu Phi, nơi xa nhất có ghi nhận tử vong do sóng
thần là ở Cảng Elizabeth, Nam Phi, 8000 km (5.000 ml) cách xa tâm chấn.
Và đây là hậu quả của nó:
__________________
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
31. Chủ nghĩa Phát xít - kẻ sát nhân kinh tởm nhất của mọi thời đại
ray: ray: ray:
Vào cuối năm 1944, quân đội Xô Viết tiến vào lãnh thổ Đức qua ngã Ba
Lan, họ đã gặp trại tử thần Majdanck bên trong có trang bị nhiều phòng
hơi ngạt và nhiều lò hỏa thiêu để tận diệt các người Do Thái. Nhiều
phóng viên báo chí đã đi vào trong trại này và đã phổ biến những điều
mắt thấy tai nghe. Ký giả H. W. Lawrence đã viết cho tờ báo New York
Times: “Tôi đã nhìn thấy một nơi khủng khiếp nhất trên trái đất”.
Tới mùa xuân năm 1945, địa danh của các trại tập trung người Do Thái
như Ohrdruf, Buchenwald, Dachau, Nordhausen, Auschwitz... vẫn chỉ là
những tên gọi tầm thường trên các bản đồ quân sự nhưng khi đoàn quân
Hoa Kỳ đã tiến vào Ohrdruf ngày 6/4/1945, các quân nhân Mỹ đã nhìn thấy
nhiều bãi đất chứa thây người chết, đa số thối rữa giữa ánh nắng tháng
4, một số khác là các đống xác người rất lớn, hỏa thiêu giữa trời và
cháy dở dang, còn các tù nhân sống sót trông giống như các bộ xương
biết đi. Mùi tử khí xông lên nồng nặc. Các cảnh tàn sát các tù nhân,
các cảnh giết người dã man tàn ác này đã ra ngoài sức tưởng tượng của
các người lính Hoa Kỳ.
Holocaust là hệ thống lò hỏa thiêu 6 triệu người Do Thái do bọn Quốc Xã
Đức (the Nazis) và các kẻ cộng tác gây nên trong thời kỳ Thế Chiến Thứ
Hai. Bọn Quốc Xã đã gọi công việc tàn sát tập thể này bằng danh từ
“Giải pháp cuối cùng của vấn đề Do Thái” (the Final Solution to the
Jewish Problem).
Răng của người Do thái sau các vụ tàn sát:ray:
Còn đây là kính! ray:
ray: ray: ray:
Vào cuối năm 1944, quân đội Xô Viết tiến vào lãnh thổ Đức qua ngã Ba
Lan, họ đã gặp trại tử thần Majdanck bên trong có trang bị nhiều phòng
hơi ngạt và nhiều lò hỏa thiêu để tận diệt các người Do Thái. Nhiều
phóng viên báo chí đã đi vào trong trại này và đã phổ biến những điều
mắt thấy tai nghe. Ký giả H. W. Lawrence đã viết cho tờ báo New York
Times: “Tôi đã nhìn thấy một nơi khủng khiếp nhất trên trái đất”.
Tới mùa xuân năm 1945, địa danh của các trại tập trung người Do Thái
như Ohrdruf, Buchenwald, Dachau, Nordhausen, Auschwitz... vẫn chỉ là
những tên gọi tầm thường trên các bản đồ quân sự nhưng khi đoàn quân
Hoa Kỳ đã tiến vào Ohrdruf ngày 6/4/1945, các quân nhân Mỹ đã nhìn thấy
nhiều bãi đất chứa thây người chết, đa số thối rữa giữa ánh nắng tháng
4, một số khác là các đống xác người rất lớn, hỏa thiêu giữa trời và
cháy dở dang, còn các tù nhân sống sót trông giống như các bộ xương
biết đi. Mùi tử khí xông lên nồng nặc. Các cảnh tàn sát các tù nhân,
các cảnh giết người dã man tàn ác này đã ra ngoài sức tưởng tượng của
các người lính Hoa Kỳ.
Holocaust là hệ thống lò hỏa thiêu 6 triệu người Do Thái do bọn Quốc Xã
Đức (the Nazis) và các kẻ cộng tác gây nên trong thời kỳ Thế Chiến Thứ
Hai. Bọn Quốc Xã đã gọi công việc tàn sát tập thể này bằng danh từ
“Giải pháp cuối cùng của vấn đề Do Thái” (the Final Solution to the
Jewish Problem).
Răng của người Do thái sau các vụ tàn sát:ray:
Còn đây là kính! ray:
Balance- Sinh viên tích cực
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 270
Age : 36
points :
Registration date : 27/11/2007
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
Thật quá dã man và tàn khốc. Nó đã làm nước mắt tôi rơi. những hình ảnh này sẽ còn ám ảnh, và cảnh tình cả nhân loại về sự tàn khốc của chiến tranh và sự độc ác của con người. Hãy hướng đến hòa bình và thân thiện.
(~,,~)tonghua(~..~)- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 22
Age : 35
Location : Câu chuyện Đồng Thoại
Job/hobbies : Thiên sứ
points :
Registration date : 30/06/2008
Character sheet
Sinh mang:
(20121988/20121988)
Mana:
(20121988/20121988)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
Thật kinh khủng. Không thể hình dung ra được sự ác nghiệt của con người với nhau nếu nhưu chúng ta không xem những hình ảnh đó. tại sao không đưa chúng vào trong những cuốn sách lịch sử để dạy cho thế hệ tương lai biết được sự tàn ác của cái gọi là Chiến tranh, giết chóc, thảm sát, hãm hiếp... Thậm chỉ không dám nhìn kĩ các bức ảnh vì nó quá kinh khủng. Việt Nam luôn ủng hổ 1 thế giới hòa bình và không có những cảnh thảm khốc như trên. Không hiểu những người luôn chống đối lại nhà nước vì những thứ không đâu ấy có hiểu những gì mà những người lính Việt Minh đã hi sinh hay đang còn sống đã chiến đấu và chiến thắng để cho những hình ảnh ấy sẽ không còn tồn tại trên nước VN này không nữa? Không thể hiểu nổi nếu ko có chiến thắng 30/4/1975 ấy thì bây giờ nước mình sẽ thế nào. Thật quá khủng khiếp.
Mãi yêu hòa bình
Mãi yêu hòa bình
meolu- Admod đáng iu..
- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 209
Age : 35
Location : love heaven
Tâm trạng :
points :
Registration date : 22/02/2008
Character sheet
Sinh mang:
(0/0)
Mana:
(0/0)
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
tuyệt! quả thật là những bức ảnh kinh hoàng! thanks nhìu nha, nhờ đó mà mình bít thêm rất nhìu...
kute_dolphin- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 2
Age : 35
Tâm trạng :
points :
Registration date : 08/10/2009
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
có thể người Việt Nam hok bằng người Mĩ , có thể khoa học Việt Nam thời đó hok phát triển bằng Mĩ nhưng chuúng ta hok thể cho qua 1 chuyện tàn sát 503 người Việt Nam rồi ra toà và hết án 1 cách đơn giản " Người sĩ quan chỉ huy Calley bị tòa tuyên xử lao động bắt buộc chung thân nhưng được tổng thống Mỹ Richard Nixon ân xá thành 3 năm quản thúc tại gia. " tại sao thế giới hok lên án có chứ .
acbinli- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 1
Age : 32
Tâm trạng :
points :
Registration date : 12/10/2009
Re: Những bức ảnh làm thế giới bàng hoàng
chao` cả nha`
cho em nhập hội zới....
cho em nhập hội zới....
trang_xink11- Giới tính :
Tổng số bài gửi : 4
Age : 33
Tâm trạng :
points :
Registration date : 13/10/2009
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|